Hoa mọc thành chùm gồm 2 – 4 hoa. Hoa có dạng hình ống xẻ ở hai bên, bên lớn xẻ thành ba hoặc bốn thùy nhỏ. Ban đầu hoa có màu trắng, sau khi nở một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng. Trong cùng một thời điểm trên cây có cả hoa mới nở và hoa đã già, nên có màu trắng giống bạc và màu vàng như vàng nên cây được gọi là kim ngân.
2. Tác dụng
3. Tác dụng của cây kim ngân hoa là gì?
Đa số mọi người đều biết kim ngân hoa là một loại cây cảnh để sinh tài lộc (theo quan niệm phong thủy). Song trong Đông y, cây kim ngân hoa để làm thuốc lại là một loại cây thảo dược.
Cây kim ngân bắt đầu ra hoa trong khoảng từ tháng 6 – 7. Hoa kim ngân chứa tinh dầu, trong đó có α-pinen, geraniol, carvacrol, eugenol, đặc biệt là flavonoid gồm: luteolin, luteolin-7-glucosid, axit clorogenic, lonicerin… Cành lá kim ngân chứa saponin, axit clorogenic.
Kim ngân hoa có các tác dụng điển hình như:
- Tác dụng kháng sinh: Một vài nghiên cứu cho thấy trong nước sắc hoa kim ngân có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga.
- Tác dụng trên đường huyết: Một số nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm cho thỏ uống nước sắc hoa kim ngân. Kết quả là những con thỏ uống nước sắc có lượng đường huyết cao hơn hẳn và kéo dài 5 – 6 giờ mới trở lại bình thường so với những con không uống.
- Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ: Năm 1966, giáo sư Đỗ Tất Lợi và các cộng sự đã nghiên cứu trên chuột lang và chỉ ra rằng nước sắc kim ngân có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ.
- Không độc tố: Cùng nghiên cứu về tác dụng của kim ngân hoa, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết, kim ngân hoa không có độc tố. Ông và các cộng sự đã cho chuột thực nghiệm uống rất nhiều nước sắc kim ngân hoa với hàm lượng gấp 150 lần so với liều điều trị cho người. Kết quả, khi giải phẫu cơ thể chuột, ông và mọi người nhận thấy các bộ phận đều bình thường.
- Rối loạn tiêu hóa bao gồm: đau và sưng (viêm) ruột non, viêm ruột và kiết lỵ
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm: cảm lạnh, cúm, viêm phổi
- Nhiễm khuẩn
- Sưng não (viêm não)
- Sốt
- Vết loét
- Giang mai
Vị thuốc từ cây kim ngân có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
4. Liều dùng
Liều dùng thông thường của cây kim ngân là bao nhiêu?
Với mỗi bệnh nhân, liều dùng của cây thuốc kim ngân hoa sẽ có lượng khác nhau. Liều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy trao đổi với thầy thuốc và bác sĩ để biết liều dùng thích hợp. Liều dùng tham khảo cho từng chứng bệnh cụ thể như sau:
1. Điều trị tiêu chảy: Kim ngân hoa dùng khoảng 2 – 5g hoặc 10 – 12g cành lá sắc dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao. Uống hàng ngày giảm dần liều lượng khi tình trạng tiêu chảy đã thuyên giảm và dừng uống khi đã hoàn toàn bình phục.
2. Điều trị thông tiểu: Kim ngân hoa 6g, cam thảo 3g, rửa sạch, bỏ vào siêu, đổ 200ml nước vào sắc còn 100ml. Chia ra uống làm 2 – 3 lần/ngày.
3. Trị cảm cúm:
- Kim ngân hoa 4g, kinh giới 3g, cam thảo đất 3g, lá tía tô 3g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát, sài hồ nam 3g. Sắc xong để nguội khoảng 30 phút thì uống được.
- Kim ngân hoa 6g, cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2–3 lần uống trong ngày.
- Kim ngân 4g, tía tô 3g, kinh giới 3g, cam thảo đất 3g, cúc tần hoặc sài hồ nam 3g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Sắc uống.
4. Trị sởi: Cây kim ngân hoa 30g, cỏ ban 30g. Dùng tươi, giã nhỏ hòa thêm nước, lọc bỏ bã, uống nước. Có thể phơi khô, sắc uống.
5. Trị đau họng, quai bị: Hoa kim ngân 16g, đậu xị 18g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 4g, cát cánh 8g, trúc diệp 12g, tinh giới tuệ 8g, cam thảo 4g, liên kiều 12g. Bỏ tất cả các vị thuốc vào siêu sắc uống.
6. Trị ruột thừa, viêm phúc mạc: Kim ngân hoa 120g, đương quy 80g, hoàng cầm 16g, địa du 40g, cam thảo 12g, huyền sâm 80g, ý dĩ nhân 20g, mạch môn 40g, sắc để nguội 30 phút rồi uống.
8. Trị phát bối, nhọt độc: Kim ngân hoa 160g, cam thảo (sao) 40g. Hai vị thuốc này tán thành bột, mỗi lần dùng 16g, sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng.
9. Trị phát bối, ung nhọt mới phát: Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén, sắc còn 2 chén. Sau đó cho thêm đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống.
10. Trị sữa không xuống, kết lại gây viêm vú sưng đau (áp xe vú): Kim ngân hoa, đương quy, hoàng kỳ (nướng mật), cam thảo mỗi vị 10g. Sắc, thêm nửa chén rượu, uống.
11. Trị bầu vú có khối kết, sưng to, đỏ, chảy dịch: Kim ngân hoa 20g, hoàng kỳ (sống) 20g, đương quy 32g, cam thảo 4g, lá ngô đồng 50 lá. Nước 1/2 chén, rượu 1/2 chén, sắc uống.
12. Kim ngân hoa trị mụn nhọt, lở ngứa:
Hiện có các bài thuốc từ cây kim ngân hoa trị nhọt lở ngứa:
- Kim ngân hoa 20g, cam thảo 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng hoa kim ngân tươi trộn với rượu đắp lên chỗ đau.
- Kim ngân hoa 6g, cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Kim ngân hoa 10g, ké đầu ngựa 4g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Kim ngân 6g (hoa) hoặc 12g (lá và cành), nước 100ml, sắc còn 10ml, thêm 4g đường. Người lớn uống 24 liều trên, trẻ nhỏ 12 liều.
14. Trị ruột thừa viêm cấp hoặc phúc mạc viêm: Kim ngân hoa 120g, mạch môn 40g, địa du 40g, hoàng cầm 16g, cam thảo 12g, huyền sâm 80g, hạt ý dĩ 20g, đương quy 80g, sắc uống.
15. Dự phòng não viêm: Kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g, hạ khô thảo 20g, sắc uống.
16. Tăng tuổi thọ: Kim ngân có vị ngọt, tính hàn, không có độc tố đi vào tâm và tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên việc uống nước kim ngân hằng ngày sẽ giúp bạn có thể tăng tuổi thọ.
5. Dạng bào chế của cây kim ngân là gì?
Bộ phận thường được dùng làm thuốc của cây kim ngân là hoa và dùng ở dạng khô (phơi hay sấy khô), cành và lá khô cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến so với hoa. Kim ngân hoa sẽ được thu hái khi nụ hoa sắp nở, thu hái khi trời đã ráo sương. Cành lá được thu hái khoảng tháng 9 – 10. Sau khi thu hái, hoa, cành lá sẽ được đem phơi hay sấy khô. Hoa khô dùng để sắc nước uống hoặc ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:5.
6. Tác dụng phụ
7. Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây thuốc kim ngân hoa?
Chưa có kết luận nào về độ an toàn của cây kim ngân hoa. Tuy nhiên, theo tài liệu nghiên cứu, một chế phẩm tiêm tĩnh mạch bao gồm dược liệu kim ngân hoa và hai loại thảo dược khác đã được sử dụng an toàn ở trẻ em.
Tiếp xúc trực tiếp với cây kim ngân hoa có thể gây tình trạng phát ban da (ở những người bị dị ứng).
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ của cây kim ngân, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
8. Thận trọng
9. Trước khi dùng cây kim ngân, bạn nên lưu ý những gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu:
- Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
- Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
- Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây kim ngân hoặc các loại thuốc, thảo mộc khác
- Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
- Bạn bị dị ứng với bất kỳ yếu tố nào như: thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay lông động vật…
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây kim ngân với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
10. Mức độ an toàn của cây kim ngân hoa như thế nào?
1. Mang thai và cho con bú
Không có đủ thông tin trong việc sử dụng các bài thuốc từ cây kim ngân hoa trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.
2. Phẫu thuật
Bạn ngừng dùng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
11. Tương tác
12. Cây kim ngân có thể tương tác với những yếu tố nào?
Loại thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây kim ngân.
Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông/thuốc chống tiểu cầu) bao gồm: aspirin, clopidogrel, diclofenac, ibuprofen, naproxen, dalteparin, enoxaparin, heparin, warfarin,… có thể tương tác với cây kim ngân hoa.
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.