Cà gai leo và những công dụng trong điều trị bệnh lý về gan. Từ xa xưa, cà gai leo đã trở thành một loại thảo dược nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh lý về gan. Vậy loại cây này thực sự có những lợi ích gì đối với điều trị bệnh gan, nội dung được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ được băn khoăn ấy.
1. Đặc điểm cây cà gai leo
Cây cà gai leo được người Việt biết đến với các tên gọi khác như: cà lù, cà gai dây, cà quánh,… Đây là cây thân leo nhỡ họ cà, chiều dài trung bình khoảng 60 – 100cm, lá màu xanh, thuôn dài và mọc so le. Phần lá bên dưới gốc cây hình hơi tròn hoặc giống lưỡi rìu, mặt dưới của lá có nhiều lông trắng còn mặt trên có nhiều gai.
Khi khai thác dưới góc độ dược liệu, cà gai leo được thu hoạch và sử dụng phần cành, lá và rễ, thu hái quanh năm. Việc sơ chế thảo dược tương đối đơn giản, chỉ cần rửa sạch rồi thái lát và đem sấy hay phơi khô là được. Thành phẩm sau sơ chế được sắc lấy nước uống, ngoài ra còn có thể dùng nấu thành cao dạng nước, khô, mềm.
Các công dụng điển hình của cà gai leo có thể kể đến như: chữa đau nhức đầu, chữa bệnh gân xương, chữa phong thấp, trị rắn cắn, chữa ho, chữa dị ứng, giải rượu, chữa bệnh lý về gan,…
2. Cà gai leo với những tác dụng cho người mắc bệnh gan
Những tác dụng của cà gai leo trong điều trị bệnh gan
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được công dụng của cà gai leo đối với việc điều trị các bệnh về gan như:
– Viêm gan virus, nhất là bệnh viêm gan B
Trong cà gai leo có nhiều loại hoạt chất, nhất là glycoalcaloid có thể hỗ trợ điều trị viêm gan virus nói chung và viêm gan B nói riêng. Không những thế, việc dùng cà gai leo chữa bệnh còn giúp cải thiện hệ miễn dịch cũng như các triệu chứng bệnh viêm gan.
Về tác dụng của cà gai leo qua thực tế chữa trị, trong luận án tiến sĩ Y học của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa – Bệnh viện Quân Y 103 vào năm 1999 cho biết: người bệnh sau khi dùng cà gai leo 2 tháng thì đã thấy cải thiện các triệu chứng điển hình của viêm gan như: vàng da, mệt mỏi, chán ăn,…và sau 3 tháng nồng độ virus trong máu cũng giảm.
– Làm chậm xơ gan tiến triển
Glycoalkaloid ở trong cà gai leo không chỉ giúp điều trị viêm gan virus mà còn có thể làm chậm quá trình tiến triển xơ gan cũng như làm giảm mức độ xơ gan ở giai đoạn sớm.
– Ức chế một số bệnh lý ung thư và chống oxy hóa
Tác dụng chống oxy hóa của cà gai leo rất tốt, nhất là khả năng giảm những tổn thương do oxy hóa và chống viêm gan. Một số nghiên cứu về dược liệu cà gai leo đã chỉ ra rằng dịch chiết và chất glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa tốt. Mặt khác, đây còn là dịch chiết có thể ức chế một số loại tế bào ung thư gây ra bởi virus như: ung thư cổ tử cung, ung thư gan,…
– Giải độc gan
Dịch chiết của cà gai leo có chứa hoạt chất với tác dụng giải độc và bảo vệ gan. Tác dụng này được nhắc đến trong Luận án tiến sĩ Y học (1998) của Nguyễn Phúc Thái: dịch chiết cà gai leo giúp gan được bảo vệ trước độc tố TNT bởi nó hạn chế tình trạng gan nhiễm độc TNT đồng thời hủy hoại tế bào gan và cải thiện những triệu chứng do gan bị tổn thương.
Ngoài những công dụng trên đây thì trước khi uống rượu nếu ngậm hoặc nhai rễ cà gai leo sau đó sẽ uống được nhiều rượu hơn. Để đạt được hiệu quả này, sau khi uống rượu xong, chỉ cần uống nước cà gai leo khô sắc lên thì các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt do say rượu cũng sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Khi dùng cà gai leo cần chú ý
Tuy lợi ích với sức khỏe, nhất là với việc điều trị bệnh gan của cà gai leo là không thể phủ nhận nhưng không phải ai cũng trở thành đối tượng có thể dùng được loại thảo dược này.
Cà gai leo được dùng hãm lấy nước uống để giải độc gan
Những trường hợp sau không nên uống cà gai leo:
– Trẻ dưới 5 tuổi.
– Thai phụ.
– Người bị huyết áp thấp.
– Người mắc bệnh về thận.
– Người đang điều trị bệnh lý do phác đồ bác sĩ đưa ra.
Cách dùng cà gai leo chữa bệnh đơn giản nhất là mua cây tươi về rửa sạch rồi phơi khô và bảo quản ở nơi khô thoáng sau đó đem sắc uống. Liều lượng sử dụng cà gai leo phù hợp với từng bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, tuổi tác, bệnh lý,… nhưng không nên quá 50 – 60g dược liệu khô/ngày.
Có thể hãm trà gai leo theo cách sau: dùng 50 – 60g dược liệu khô đem rửa sạch rồi cho vào ấm trà và đổ nước sôi vừa đủ ngập thảo dược sau đó bỏ hết phần nước sôi đó đi. Tiếp theo hãy đổ 200ml nước sôi vào trong ấm và hãm trà thêm một lần nữa trong 10 phút rồi rót vào ấm trà thêm 1 lít sôi nước nữa là có thể chắt lấy nước dùng để uống trong ngày.
Hiện nay có một thực tế là việc dùng thảo dược để điều trị một số bệnh lý đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt, các thảo dược điều trị bệnh gan luôn được rất nhiều người bệnh quan tâm. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều người biết và tìm đến cà gai leo.
Người bệnh cần lưu ý rằng điều kiện sức khỏe và cơ địa của mỗi người không giống nhau. Thêm vào đó, không phải mọi loại thảo dược tự nhiên đều an toàn với cơ thể. Vì thế, liều lượng và thời gian sử dụng rất quan trọng. Trước khi dùng cà gai leo như một loại thảo dược điều trị bệnh gan, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để có được những hướng dẫn sử dụng đúng và hiệu quả.
>>> Xem thêm: Cộng đồng làm đẹp !