Tổn thương da và niêm mạc ở trẻ nhiễm HIV.Tổn thương da là một trong các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở trẻ nhiễm HIV/AIDS. Biểu hiện của tổn thương da có liên quan chặt chẽ với tình trạng suy giảm miễn dịch. Việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng, một số xét nghiệm được chỉ định khi cần thiết.
Để chẩn đoán cần dựa vào thời gian bị bệnh, biểu hiện toàn thân, đặc điểm diễn biến của tổn thương tiền sử bệnh và tiền sử dị ứng thuốc. Một số bệnh lý da cần điều trị duy trì để hạn chế tái phát hoặc có hiệu quả khi điều trị ARV.
Tổn thương da và niêm mạc ở trẻ nhiễm HIV
Biểu hiện nhiễm khuẩn tại chỗ
Biểu hiện: mụn, nhọt ngoài da, chốc, viêm loét, đến viêm cơ, xương hoặc áp-xe. Trẻ có thể có biểu hiện sốt. Tác nhân gây bệnh: do vi khuẩn (thường do tụ cầu, liên cầu tan huyết), do nấm (Candida, Penicillium marneffei…) do virut (HSV, VZV, HPV) và các loại khác như ghẻ, dị ứng, côn trùng. Có thể dùng các thuốc amoxiciclin hoặc oxacilin hoặc thuốc chống virus acyclovir (khi do VZV, HPV). Tiêm hoặc uống tùy theo mức độ nặng của bệnh.
Nhiễm khuẩn là một hội chứng lâm sàng của rối loạn chức năng cơ quan đe dọa đến tính mạng gây ra bởi một đáp ứng không điều chỉnh được với nhiễm trùng. Trong sốc nhiễm khuẩn, tưới máu mô bị giảm nghiêm trọng và có thể xảy ra suy cấp tính ở nhiều cơ quan, bao gồm phổi, thận và gan.
Các nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch bao gồm nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có thể do các loài vi khuẩn hoặc nấm không phổ biến gây ra.
Các dấu hiệu bao gồm sốt, tụt huyết áp, thiểu niệu và lú lẫn. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng kết hợp với kết quả nuôi cấy cho thấy nhiễm khuẩn; nhận biết và điều trị sớm là rất quan trọng. Điều trị bao gồm bù dịch tích cực, kháng sinh, phẫu thuật cắt bỏ mô nhiễm khuẩn hoặc hoại tử và dẫn lưu mủ, và chăm sóc hỗ trợ.
Nhiễm nấm Candida
Nhiễm nấm Candida thường có suy giảm miễn dịch nặng, bệnh dai dẳng, hay tái phát.
Candida miệng: tạo thành mảng, đám giả mạc trắng, dễ bong ở lưỡi, lợi, trong má, vòm họng. Dùng clotrimazol viên ngậm, miconazol, nystatin đánh lưỡi.
Candida họng, thực quản: có triệu chứng khó nuốt, nuốt đau. Dùng fluconazol 6mg/kg/ngày thứ nhất, sau đó 3-6mg/kg/ngày trong 2-3 tuần.
Candida da: biểu hiện dát đỏ lan tỏa, đóng vẩy, xung quanh có sẩn vệ tinh, có thể có mụn mủ hay viêm nang lông mủ. Bệnh nấm Candida xâm nhập dùng amphotericin B trong 2-3 tuần.
Ban dạng phỏng nước
Zona (giời leo) do Herpes zoster (HZV): phỏng nước, đau rát ở một bên cơ thể, dọc theo tiết đoạn thần kinh da, thường là vùng liên sườn, ngực, đầu, mặt.
Thủy đậu do Varicella zoster- VZV: phỏng nước nhiều lứa tuổi, khắp cơ thể, khi vỡ để lại vết loét.
Herpes simplex (HSV): nhiều mụn nước vỡ tạo thành loét trợt rồi đóng vẩy. Khu trú quanh miệng, hậu môn, sinh dục. Nếu lan đến thực quản gây khó nuốt, nuốt đau, có thể lan đến khí – phế quản. Hay tái phát. Có thể có biến chứng viêm não.
Điều trị: bôi xanh-methylen, milian tại chỗ chống bội nhiễm.
Thuốc chống virut tại chỗ ít có hiệu quả, gây kích thích tổn thương. Thuốc toàn thân có tác dụng tốt nhất đối với HZV trong vòng 72 giờ đầu có nốt phỏng. Thể nhẹ, chức năng miễn dịch tốt uống acyclovir trong 7 ngày. Thể nặng, zona lan tỏa tiêm tĩnh mạch acyclovir 7-14 ngày. Phòng tái phát 1 lần trở lên trong một tháng dùng acyclovir kéo dài.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về thuốc kháng virút trị bệnh mụn rộp sinh dục. Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.