Liệt nửa người có thể là bệnh lý do tổn thương thần kinh trung ương hoặc do yếu tố di truyền. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng liệt nửa người có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh liệt nửa người qua bài viết sau đây nhé !
1. Liệt nửa người là gì?
Liệt nửa người là tình trạng một người bị mất hoặc không có khả năng vận động một nửa cơ thể. Nguyên nhân gây liệt nửa người có thể do tổn thương thần kinh trung ương tại vị trí não bộ hoặc tủy sống. Người bệnh không thể di chuyển hoặc kiểm soát các cơ ở phần cơ thể bị ảnh hưởng.
Liệt nửa người làm tê liệt nửa bên phải cơ thể (liệt nửa người bên phải) hoặc bên trái cơ thể (liệt nửa người bên trái). Liệt nửa người thường là dấu hiệu quan trọng cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng như đột quỵ.

2. Nguyên nhân
– Đột quỵ
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân chính gây liệt nửa người. Đột quỵ xảy ra khi một động mạch cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, quá trình cấp máu và oxy bị gián đoạn gây ra tổn thương và hủy hoại tế bào não xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
Tế bào thần kinh trung ương bị thương tổn, khả năng điều khiển các cơ quan cơ thể bị suy giảm hoặc mất đi hoàn toàn dẫn đến liệt nửa người. Phụ thuộc vào vị trí và phạm vi của phần não bộ bị tổn thương, người bệnh bị liệt nửa người hoặc chỉ ảnh hưởng đến một phần cơ thể cụ thể như tay, chân hoặc mặt.
Nhiễm trùng não
Nhiễm trùng não có thể gây tổn thương vĩnh viễn vùng vỏ não. Vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể xâm nhập vào màng não và gây viêm nhiễm, gây tổn thương cho não và các cơ quan xung quanh. Nếu vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào các vị trí quan trọng trong não như vùng motor cortex (nằm ở đỉnh vỏ não – vùng chịu trách nhiệm điều khiển các hoạt động cơ bản như điều chỉnh chuyển động cơ bắp) có thể dẫn đến liệt nửa người.
Chấn thương não
Nguyên nhân phổ biến gây chấn thương não là do tai nạn, chấn thương thể thao, bị hành hung… Một tác động xấu đột ngột vào vùng đầu có thể phá hủy chức năng thần kinh não bộ vĩnh viễn dẫn đến liệt nửa người vĩnh viễn.
Chấn thương có thể gây ra phản ứng viêm hoặc sưng tại vùng chấn thương. Phản ứng viêm kèm sưng tấy có thể gây áp lực lên các cấu trúc thần kinh quanh đó gây ra liệt nửa người.
Di truyền
Một đột biến cực hiếm của gen ATP-1A3 có thể gây ra liệt nửa người ở trẻ em. Nó gây ra các triệu chứng liệt nửa người tạm thời, xuất hiện rồi biến mất. Rối loạn này ảnh hưởng đến khoảng 1 trên 1 triệu người. [2]
U não
Các khối u não có thể dẫn đến nhiều vấn đề về thể chất bao gồm liệt nửa người. U não phát triển trong một khu vực nhất định có thể gây áp lực lên các phần quan trọng của não. Điều này có nghĩa là vùng motor cortex hoặc các đường dẫn thần kinh điều khiển chuyển động bị tổn thương dẫn đến liệt nửa người.
U não có thể gây tổn thương hoặc ngắt đường cung cấp máu và dưỡng chất đến các phần của não. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu và tổn thương não gây ra liệt nửa người
3. Các loại liệt nửa người
Sau đây là những rối loạn vận động có thể xảy ra khi bị liệt nửa người:
- Liệt nửa mặt: Tình trạng liệt cơ một bên mặt vẫn thường đi kèm với liệt những cơ quan khác trên cơ thể.
- Liệt nửa cột sống: Còn được gọi là hội chứng Brown – Sequard liên quan đến tổn thương ở một bên tủy sống dẫn đến tê liệt nửa người cùng bên. Ngoài ra, bệnh còn gây mất cảm giác đau và không có khả năng cảm nhận nhiệt độ ở nửa người bên đối diện.
- Liệt nửa người đối bên: Ví dụ, nếu đột quỵ xảy ra ở phần não bên phải thì nó có thể gây ra tình trạng liệt nửa người bên kia cơ thể.
- Liệt cứng nửa người: Đây là một dạng bại não chủ yếu ảnh hưởng đến một bên cơ thể. Các cơ ở bên bị ảnh hưởng liên tục bị co rút hoặc co cứng.
- Liệt nửa người xen kẽ ở trẻ em: Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi. Các đợt liệt nửa người tái phát ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên cơ thể. [3]
4. Dấu hiệu liệt nửa người
Triệu chứng của liệt nửa người có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng bao gồm:
- Yếu cơ hoặc cứng cơ ở một bên cơ thể.
- Co cứng cơ hoặc co rút cơ vĩnh viễn.
- Mất thăng bằng, khó khăn trong việc đi bộ.
- Khả năng vận động kém, thiếu khả năng điều khiển chuyển động tinh xảo.
- Trẻ em bị liệt nửa người có thể phát triển chậm hơn so với bạn bè cùng tuổi. Trẻ có thể chỉ sử dụng một tay khi chơi hoặc bị hạn chế trong việc cầm nắm.
Khi một phần não bị tổn thương sẽ gây ra các dấu hiệu liệt nửa người ở phần cơ thể phía bên đối diện. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng không đặc trưng của liệt nửa người như:
- Mất tập trung.
- Mất khả năng ngôn ngữ, từ ngữ bị hạn chế, khó diễn đạt.
- Khả năng ghi nhớ, lưu trữ thông tin của não bộ bị suy giảm.
- Cảm xúc không ổn định, thay đổi tính cách và hành vi.
- Có thể xuất hiện co giật. [4]
5. Biến chứng nguy hiểm
Tình trạng liệt nửa người có thể gây ra những vấn đề sức khỏe ngắn hạn và dài hạn bao gồm:
- Khó thở.
- Suy nhược cơ bắp.
- Cứng cơ và co cứng cơ.
- Khó kiểm soát chức năng ruột.
- Khó tiểu và tiểu không tự chủ.
Những biến chứng này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của một người và yêu cầu sự quan tâm chăm sóc y tế kỹ lưỡng.
6. Cách chẩn đoán
Thông qua tiến hành kiểm tra lâm sàng và khai thác triệu chứng, tiền sử của người bệnh, bác sĩ sẽ xác định được hướng chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên để làm rõ căn nguyên gây bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm sau đây:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra các chỉ số máu, phát hiện dấu hiệu viêm hoặc các vấn đề khác.
- Chụp cắt lớp vi tính sọ: Xem xét các tổn thương, các dị dạng bất thường hay kiểm tra khối u não.
- Chụp mạch máu: Xác định các vấn đề liên quan đến tắc nghẽn hay rối loạn quá trình lưu thông máu lên não.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị lặp lại các xét nghiệm vào các thời điểm khác nhau để có kết quả chính xác hơn. Tham khảo thêm tại Cộng đồng làm đẹp chuẩn y khoa nhé !