Chóng mặt: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Chóng mặt là cảm giác mất thăng bằng, khiến bạn cảm thấy chính mình hoặc môi trường xung quanh quay cuồng, lật nhào, xoay tròn khiến bạn không thể giữ thăng bằng và té ngã. Cơ chế sinh bệnh của chóng mặt rất phức tạp và việc điều trị tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây chóng mặt.

1. Nguyên nhân chóng mặt

Chóng mặt kiểu xoay vòng khiến bệnh nhân khó giữ được thăng bằng và dễ bị té ngã
Chóng mặt kiểu xoay vòng khiến bệnh nhân khó giữ được thăng bằng và dễ bị té ngã

Chóng mặt là hậu quả từ các bệnh lý của tai trong, dây thần kinh tiền đình ốc tai (dây số VIII) và trong não. Tai trong là bộ phận có nhiệm vụ gửi tín hiệu đến não, thông qua dây thần kinh tiền đình ốc tai, về chuyển động của đầu và cơ thể so với trọng lực để giúp bạn giữ thăng bằng.

Một số nguyên nhân chóng mặt phổ biến, bao gồm:

1.1 Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV)

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: nguyên nhân của BPPV là do các hạt sỏi tai bị bong ra và di chuyển tự do trong các ống bán khuyên của tai trong, thường có liên quan với chấn thương đầu. BPPV cũng có thể xảy ra mà không rõ lý do và có thể liên quan đến tuổi tác.

1.2 Bệnh Meniere (bệnh ứ nước nội dịch vô căn)

Đây là một rối loạn xảy ra ở tai trong, được cho là do sự tích tụ nội dịch và thay đổi áp lực trong tai. Bệnh Meniere có thể gây ra các cơn chóng mặt cùng với ù tai và giảm thính lực.

1.3 Viêm dây thần kinh tiền đình / Viêm mê đạo tai

 

Đây là một bệnh lý của tai trong và thường liên quan đến viêm nhiễm (chủ yếu là virus). Tình trạng viêm nhiễm ở tai trong , là nơi chứa mê đạo tai và phần đầu của dây thần kinh tiền đình ốc tai, dẫn đến tổn thương các bộ phận này từ đó gây ra chóng mặt, mất thăng bằng.

1.4 Các nguyên nhân khác

 

Chóng mặt có thể xảy ra mọi lứa tuổi, nhưng càng lớn tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh càng tăng.
Chóng mặt có thể xảy ra mọi lứa tuổi, nhưng càng lớn tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh càng tăng.

Một người đột ngột bị chóng mặt hoặc thỉnh thoảng cảm thấy hoa mắt xây xẩm có thể là do bị chấn thương đầu, cổ, các vấn đề về não như đột quỵ, khối u, hoặc do tác dụng phụ của thuốc, bệnh đau đầu Migrain.

2. Triệu chứng của chóng mặt

Cơn chóng mặt thường được kích hoạt khi bạn đột ngột thay đổi vị trí của đầu. Những người bị chóng mặt thường mô tả triệu chứng này bằng các cụm từ như:

  • Quay cuồng;
  • Nghiêng ngả;
  • Đung đưa;
  • Mất thăng bằng;
  • Bị kéo về một hướng.

Các triệu chứng khác có thể đi kèm với chóng mặt bao gồm:

  • Cảm thấy buồn nôn;
  • Ói mửa;
  • Chuyển động mắt bất thường hoặc giật nhãn cầu;
  • Đau đầu;
  • Đổ mồ hôi;
  • Ù tai, nghe tiếng ve kêu, gió thổi trong tai hoặc nghe kém;

Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ đồng hồ, hoặc thậm chí lâu hơn. Cơn chóng mặt có thể đến và đi bất chợt hoặc có yếu tố khởi phát.

3. Điều trị chóng mặt

Việc lựa chọn phương pháp điều trị chóng mặt phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chóng mặt. Trong nhiều trường hợp, chứng chóng mặt sẽ tự động biến mất mà không cần điều trị. Điều này là do bộ não của bạn có thể thích nghi một phần với sự thay đổi của tai trong và dựa vào các cơ chế khác để duy trì sự cân bằng.

Đối với một số người, việc điều trị chóng mặt là cần thiết và các phưng pháp điều trị bao gồm:

3.1 Phục hồi chức năng tiền đình

 

Đây là một phương pháp vật lý trị liệu nhằm giúp củng cố hệ thống tiền đình. Chức năng của hệ tiền đình là gửi tín hiệu đến não về chuyển động của đầu và cơ thể so với trọng lực. Phục hồi chức năng tiền đình có thể được khuyến nghị nếu bạn bị chóng mặt tái phát. Biện pháp này giúp rèn luyện các giác quan khác của bạn để bù đắp cho hệ thống tiền đình, nhằm làm giảm chứng chóng mặt.

3.2 Thủ thuật chuyển dời sỏi tai về vị trí cũ

 

Viện Hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều hướng dẫn thực hiện các thủ thuật chuyển dời sỏi tai về vị trí cũ, để điều trị cho bệnh nhân bị BPPV. Các thủ thuật này nhằm di chuyển hạt sỏi tai từ ống bán khuyên vào lại khoang tai trong để được cơ thể hấp thụ. Trong khi làm thủ thuật, bạn có thể sẽ bị chóng mặt nhiều hơn do hạt sỏi tai di chuyển. Bác sĩ sẽ thực hiện và hướng dẫn cho bệnh nhân phối hợp để tiến hành thủ thuật một cách an toàn và hiệu quả nhất.

3.3 Dược phẩm

Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm sưng đối với những trường hợp chóng mặt kéo dài
Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm sưng đối với những trường hợp chóng mặt kéo dài

Trong vài trường hợp, một số loại thuốc có thể được chỉ định để giảm các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi. Nếu chứng chóng mặt là do nhiễm trùng hoặc viêm, thuốc kháng sinh hoặc steroid có tác dụng làm giảm sưng và chữa nhiễm trùng. Đối với bệnh Meniere, thuốc lợi tiểu đôi lúc cũng được kê toa để làm giảm áp lực của tai trong do tích tụ nội dịch.

3.4 Phẫu thuật

 

Có những nguyên nhân gây chóng mặt cần phải phẫu thuật mới điều trị dứt điểm được, chẳng hạn như khối u hoặc chấn thương não hay cổ. Bác sĩ sẽ tập trung điều trị những nguyên nhân đó để kiểm soát chứng chóng mặt.

Thực tế, chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau mà bạn đang mắc phải. Tình trạng này có thể điều trị hiệu quả dựa vào nguyên nhân nhưng thường dễ tái phát. Trong hầu hết các trường hợp, chóng mặt thường không nghiêm trọng, sẽ biến mất nếu tìm ra căn nguyên và chữa khỏi đúng cách.

4. Những lưu ý cho người bị chóng mặt

 

Bạn sẽ có thể kiểm soát chóng mặt và hạn chế diễn tiến xấu của tình trạng này nếu duy trì thói quen, chế độ sinh hoạt phù hợp như sau:

  • Cẩn thận khi đi lại nếu cảm thấy mất khả năng thăng bằng, có thể chống gậy để hỗ trợ khi triệu chứng quá nặng;
  • Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột;
  • Hạn chế đặt những đồ vật dễ gây vấp ngã trong nhà;
  • Ngồi hoặc nằm xuống ngay khi cảm thấy chóng mặt;
  • Không lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm nếu thường xuyên bị chóng mặt;
  • Giảm lượng cà phê, rượu, thuốc lá và muối tiêu thụ vào cơ thể;
  • Uống đủ nước, tuân thủ thực đơn ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng, stress;
  • Tìm hiểu về các tác dụng phụ của những loại thuốc đang sử dụng và tham vấn ý kiến của bác sĩ;
  • Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và bù chất điện giải.

Nhìn chung, nếu tìm ra nguyên nhân chóng mặt cụ thể thì sẽ có khả năng được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trong những trường hợp không tìm ra nguyên nhân hoặc nguyên nhân không xử lý triệt để được thì bạn sẽ dễ bị tái phát cơn chóng mặt. Do đó khi cơn chóng mặt xảy ra, bạn nên nằm nghỉ ở tư thế thoải mái nhất, tránh đi lại để hạn chế té ngã. Bên cạnh các loại thuốc giúp cải thiện bệnh nhanh hơn, việc sống lành mạnh, tập thể thao và hạn chế stress có thể phần nào làm giảm tần suất tái phát bệnh. Tham khảo thêm tại Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *