Tăng sắc tố là 1 tình trạng xảy ra khá phổ biến và thường vô hại. Khi mắc chứng này các mảng da sẽ trở nên tối màu hơn so với da bình thường xung quanh. Hiện tượng sẫm màu này xảy ra khi dư thừa melanin,sắc tố màu nâu tạo ra màu da bình thường hình thành các cặn lắng trên da. Tăng sắc tố có thể ảnh hưởng đến màu da của mọi người,thuộc mọi chủng tộc.
1.Tăng sắc tố là gì?
Tình trạng khiến da bạn bị sạm đen
được gọi là chứng tăng sắc tố. Đó có thể là những mảng nhỏ,bao phủ với khu vực da lớn hoặc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Tăng sắc tố da thường vô hại nhưng đây có thể là triệu chứng của 1 tình trạng sức khỏe nào đó. Bạn có thể bắt gặp gặp một số loại tăng sắc tố da,bao gồm:
-Nám: nguyên nhân gây ra là do
sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai.Các khu vực tăng sắc tố ra xảy ra phổ biến ở bụng và mặt tuy nhiên nó có thể diễn ra ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể.
-Sạm nắng: nguyên nhân gây ra là bởi bạn phơi nắng quá mức trong thời gian dài. Tăng sắc tố da biểu hiện dưới dạng xuất hiện ở đốm da ở các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mặt
như bàn tay,mặt.
– Thâm mụn: đây thường là kết quả do làn da bị tổn thương.
2. Dấu hiệu nhận biết da bị tăng sắc tố.
Tăng sắc tố da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như sau:
Da bị tăng sắc tố do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ tạo ra sắc tố melanin, bảo vệ da khỏi tác động của tia cực tím có hại. Tuy nhiên, khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ sản xuất melanin nhiều hơn để tăng cường bảo vệ da, gây ra hiện tượng tăng sắc tố da.
Nguyên nhân tăng sắc tố da – Di truyền
Khi da gặp phải tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương từ các nguyên nhân như bỏng, tiếp xúc với hóa chất, viêm da dị ứng, mụn trứng cá, mụn dị ứng,… thì cơ chế tự nhiên của da sẽ được kích
hoạt, làm cho sắc tố melanin tăng lên nhằm bảo vệ da, khiến da bị tối màu và tăng sắc tố da mặt.
Một trong những nguyên nhân gây tăng sắc tố da ở mặt là yếu tố di truyền. Cơ chế tự động sao chép DNA có thể gây ra tình trạng sạm da bẩm sinh. Người mắc phải các vấn đề di truyền như nám bẩm sinh chiếm khoảng 45% số người bị nám da. Các vấn đề di truyền này có thể dẫn đến các hiện tượng như nám, tàn nhang, hội chứng CALM (các mảng màu cà phê sữa lớn từ 2 đến 20 cm), hội chứng Peutz-Jeghers (gây ra nhiều nốt ruồi ở môi dưới, polyp dạ dày và ruột) và hội chứng Leopard (nốt ruồi). Các vùng da tăng sắc tố này có thể xuất hiện từ khi sinh hoặc trước khi trẻ đạt đến 3 tuổi do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Tăng sắc tố da do tuổi tác, da bị lão hóa
Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây tăng sắc tố da. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, cho con bú, những người mắc bệnh Addison (giảm chức năng tuyến thượng thận) hoặc sử dụng một số loại thuốc đặc trị. Khi mức độ estrogen và
progesterone tăng đột ngột trong cơ thể, điều này kích thích sự sản xuất quá mức của melanin.
Khi da lão hóa, các tế bào melanin sẽ tăng kích thước và phân bổ rộng hơn trên bề mặt da. Điều này gây ra tình trạng tăng sắc tố da và hình thành các đốm nâu, tăng số lượng đồi mồi, đặc biệt là ở những người trên 40 tuổi.
Trên đây là những nguyên nhân bị tăng sắc tố,bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để chọn phương pháp phù hợp với tình trạng da và nhu cầu cá nhân.Bằng cách kết hợp với các phương pháp điều trị và chăm sóc da đúng cách,bạn có thể đạt được kết quả tốt nhất trong việc điều trị tăng sắc tố và cải thiện sự tự tin của mình.
Với các dấu hiệu nhận biết trên mong rằng bạn sẽ có được đầy đủ kiến thức để nhận biết được xem mình có dấu hiệu bị tăng sắc tố không.Hơn hết bạn nên đi khám nếu tình trạng da của bạn trở nặng.Nếu như bạn đang gặp tình trạng tăng sắc tố kéo dài và ảnh hưởng tới cuộc sống,hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Cộng đồng làm đẹp qua kênh Fb chính thức: Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.