Ung thư da không còn là một thuật ngữ quá xa lạ với nhiều người. Bệnh lý xảy ra khá phổ biến, tuy nhiên những triệu chứng ở giai đoạn đầu lại không quá rõ nét, gây khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh. Việc tìm hiểu những đặc điểm của bệnh cũng như các vị trí ung thư da trên cơ thể mà bạn nên biết sẽ góp phần phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Tìm hiểu về bệnh ung thư da
Ung thư da là tình trạng những tế bào trên da phát triển một cách bất thường, không tuân theo trật tự thông thường, tạo điều kiện hình thành các khối u ở da, có thể là lành tính hoặc ác tính.
Thông thường, các tế bào ung thư da sẽ xuất phát từ biểu mô da và một số tuyến phụ thuộc da. Người ta chia ung thư da thành ba loại chính: Ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư hắc tố. Khi các tế bào ung thư này phát triển và lây lan đến những khu vực lân cận hoặc xâm lấn đến hạch bạch huyết thì gọi là ung thư da di căn.
Ung thư da có thể phát hiện sớm thông qua những dấu hiệu trên lâm sàng. Một số dấu hiệu cảnh báo như các vết loét lâu lành, ổ loét, ổ dày sừng có loét, nốt sần có vảy hoặc cứng trên bề mặt, các nốt đỏ mạn tính trên da… Hơn thế nữa, một số tổn thương viêm nhiễm trên da có thể chuyển đổi từ lành tính sang ác tính sau một khoảng thời gian hình thành.
Các vị trí ung thư da trên cơ thể
Ung thư da có thể xuất hiện ở những vị trí tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cụ thể như sau:
Dưới móng
Dưới móng tay hoặc móng chân đều có thể là các vị trí có thể bị ung thư. Trong đó, vị trí mà các khối u xuất hiện phổ biến nhất đó là ở ngón tay cái hoặc ngón chân cái với biểu hiện là vết sẫm màu dưới móng tay hoặc móng chân. Nguyên nhân gây ra ung thư ở vị trí này thường không phải do tiếp xúc với tia UV của ánh sáng mặt trời mà có thể do chấn thương từ quá khứ.
Lòng bàn chân hoặc tay
Nếu trong lòng bàn chân hoặc bàn tay xuất hiện một mảng màu sẫm hoặc màu đỏ cam, khác biệt với những vùng da khác thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư da ác tính. Thông thường, những người da sẫm màu có tỷ lệ mắc ung thư tế bào hắc tố da cao hơn những người da màu sáng, có lẽ bởi tình trạng này khó phát hiện khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Mí mắt
Một vị trí mà phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đó là mí mắt. Ung thư da ở vị trí mí mắt thường bắt đầu từ các tế bào đáy ở lớp trên của da. Ngoài ra, một dạng ung thư với mức độ nghiêm trọng và dễ lây lan sang các vùng khác hơn đó là ung thư da bắt nguồn từ tế bào vảy, nằm gần với bề mặt da hơn.
Da đầu
Người ta thường dễ nhầm lẫn giữa các khối u và những nốt đỏ trên đầu. Thực tế có khoảng 13% trường hợp mắc ung thư da đầu trong tổng số các ca ung thư da. Thông thường, ung thư trên da đầu là ung thư tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào đáy, loại này ít nghiêm trọng và không phải là dạng ác tính.
Bên trong tai
Khi ung thư bên ngoài tai không kịp thời phát hiện và điều trị có thể sẽ di căn vào bên trong tai, gây ra những ảnh hưởng đến ống tai, các xương nhỏ trong tai và đến các dây thần kinh.
Lưỡi
Một vị trí cũng có khả năng hình thành nên khối u. Người mắc bệnh sẽ thấy trong lưỡi xuất hiện các mảng trắng, phẳng và cứng, khó cạo, gây ngứa ran, mất cảm giác hoặc xuất hiện khối u hay vết loét mà không biến mất.
Môi
Ở vị trí môi thường mắc hai loại ung thư đó là ung thư tế bào đáy hoặc ung thư tế bào vảy. Môi dưới có nguy cơ bị thâm nhiễm cao hơn gấp 12 lần so với môi trên bởi môi trên ít bị ảnh sáng mặt trời tác động hơn.
Cách phòng ngừa ung thư da
Ung thư da đôi khi có liên quan đến yếu tố gia đình, chính vì thế cần thông báo cho bác sĩ của bạn nếu tiền sử gia đình có người đã từng hoặc đang mắc bệnh ung thư da.
Một số yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương da, tạo điều kiện hình thành các khối u trên da bao gồm ánh nắng mặt trời, da sáng màu, có nốt ruồi ác tính hoặc hình dạng kỳ lạ, tàn nhang, làm việc ở môi trường bên ngoài thường xuyên đặc biệt là những nơi nắng nóng và độ cao lớn, mắc các bệnh lý hoặc suy giảm miễn dịch, sử dụng thuốc làm tăng sự nhạy cảm của da đối với ánh sáng…
Ung thư da nếu phát hiện sớm vẫn có khả năng điều trị khỏi. Chính vì thế, cách để phòng ngừa ung thư da tốt nhất đó là thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là kiểm tra sự bất thường trên da. Nên xây dựng thói quen quan sát bản thân mình, kể cả những vị trí khó nhìn để kịp thời phát hiện những bất thường hoặc những sự thay đổi ở các vết thương cũ bởi bất kỳ sự thay đổi nào trên cơ thể cũng có thể là chỉ dấu của ung thư.
Tốt nhất bạn nên thăm khám da liễu ít nhất 1 lần/năm để đánh giá tình trạng da toàn diện. Đối với những người làm việc ở các nơi phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cường độ liên tục thì có thể tăng tần suất khám da liễu lên.
Trên đây là những thông tin về ung thư da cũng như các vị trí ung thư da trên cơ thể mà bạn nên biết. Bất kỳ ai, bất kỳ thời điểm nào bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư da, chính vì thế hãy tự làm chủ sức khỏe của mình bằng việc quan sát cơ thể thường xuyên kết hợp với thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm ung thư, nâng cao tỷ lệ điều trị khỏi bệnh.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Cộng Đồng Làm Đẹp qua kênh Facebook chính thức: Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa .Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.