Quả dâu da đất: trái cây thanh mát, nhiều lợi ích cho sức khỏe

Quả dâu da đất được nhiều người thích bởi vị chua ngọt thanh mát dễ chịu. Đây là đặc sản của vùng rừng núi, được săn đón mỗi khi vào mùa. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, đây còn là loại quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết sau đây, Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa  sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về lợi ích của loại trái cây đặc biệt này.

1. Đặc điểm của cây dâu da đất

Cây dâu da đất (bòn bon, du da, dâu da xoan) thuộc họ Phyllanthaceae. Đây là loài thân gỗ ưa sáng, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường sống. Trung bình mỗi cây dâu da đất có thể cao 15 – 25m, bóng râm lớn, tán tròn, đường kính thân trung bình 25 – 70cm.

Hoa cây dâu da đất màu trắng, mọc thành chùm lớn, thường nở rộ vào tháng 1 và cho quả từ tháng 4 – 7. Quả dâu da mọc thành chùm trên thân. Khi còn non quả có màu xanh nhưng khi chín lại chuyển sang màu hồng nhạt hoặc vàng, sần nhẹ. Bên trong quả có các múi nhỏ chứa hạt, thịt dày và nhiều nước. Quả dâu da đất có vị chua ngọt dịu, cho năng suất 30 – 50kg mỗi vụ.

Phần thân gỗ của cây dâu da thường dùng để chế biến đồ gia dụng. Quả dâu da có thể chữa bệnh, kích thích tiêu hóa. Trong 100g quả dâu da đất chứa các thành phần chính: nước 84g, carbohydrate 14.2g, chất béo và protein, glucose, chất xơ 0.8g, K 275mg, Ca 19mg,…

Hiện tại, do tình trạng khai thác trái phép ngày càng nhiều nên cây dâu da rừng đang ngày càng suy giảm về số lượng. Quả dâu da đất có giá trị kinh tế nên hiện đã được nhiều người dân trồng để khai thác với mục đích thương mại.

2. Lợi ích của quả dâu da đất đối với sức khỏe

Quả dâu da chứa nhiều thành phần dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

2.1. Hỗ trợ giảm cân

Các loại quả giàu vitamin C trong đó có dâu da đất được xem là loại trái cây có thể hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng hiệu quả. Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng thì nên bổ sung thêm loại quả này vào thực đơn của mình.

2.2. Tăng miễn dịch

Bên cạnh hàm lượng vitamin C cao, quả dâu da đất còn giàu sắt. Hai yếu tố này hỗ trợ nhau để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, giúp ổn định sản xuất hồng cầu cho quá trình làm lành mô, tế bào và cơ quan bị tổn thương. Ngoài ra, vitamin C còn cải thiện miễn dịch để cơ thể có sức khỏe chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh viêm nhiễm.

2.3. Hỗ trợ giải cảm

Vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch nên có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng cảm cúm. Hàm lượng vitamin C trong dâu da đất tương đối cao nên khi bị cảm có thể bổ sung vào chế độ ăn để giải cảm, rút ngắn thời gian mắc bệnh.

2.4. Tốt cho xương

Để có được hệ xương phát triển ổn định và chắc khỏe không thể thiếu canxi. Tuy nhiên, tuổi càng cao thì quá trình hấp thụ canxi của cơ thể càng giảm. Vì thế, bổ sung canxi là cách để đảm bảo sự chắc khỏe của hệ xương. Photpho là yếu tố để hệ xương thêm chắc khỏe, cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp.

Cả hai thành phần này đều có trong quả dâu da đất nên bổ sung loại quả này vào chế độ ăn sẽ rất tốt cho xương.

2.5. Tốt cho thai phụ

Phụ nữ mang thai cần được bổ sung sắt để phòng ngừa thiếu máu và nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân. Trung bình mỗi ngày thai phụ cần bổ sung khoảng 27mg sắt. Hàm lượng sắt trong quả dâu da đất tương đối cao nên thai phụ có thể bổ sung loại quả này vào chế độ ăn của mình. Ngoài ra, thai phụ cũng cần bổ sung đa dạng thực phẩm giàu sắt để dự phòng sắt cho thai kỳ.

2.6. Làm đẹp da

Quả dâu da với chiết xuất hydroethanol khô có thể sử dụng làm thành phần trong mỹ phẩm chăm sóc da. Khi sử dụng, hoạt chất này có tác dụng ngừa lão hóa, dưỡng ẩm và làm sáng da.

Ngoài ra, các bộ phận của cây dâu da cũng có thể dùng như một loại dược liệu chữa bệnh. Phần hạt dâu da đất đem nghiền nát có thể dùng để hạ sốt. Phần lá và vỏ cây phơi khô có thể dùng trong bài thuốc chữa sốt rét, kiết lỵ,…

2.7. Làm lành vết thương

Chiết xuất cồn 10% từ hạt của quả dâu da đất dùng trên chuột trong 3 ngày cho thấy vết giảm 0.3mm vết thương trên da. Ngoài khả năng làm lành vết thương, đã có nghiên cứu cho thấy chiết cồn của hạt này còn có khả năng chống lại vi khuẩn.

 

3. Lưu ý khi dùng quả dâu da đất

Có thể sử dụng quả dâu da đất theo những cách khác nhau tùy vào sở thích mỗi người nhưng phổ biến nhất là ăn trực tiếp hoặc dùng để nấu canh chua. Tuy chưa có khuyến cáo về hàm lượng dâu da đất nên tiêu thụ nhưng đây là loại quả giàu vitamin C nên để tránh gây tổn thương hệ tiêu hóa thì chỉ nên ăn một lượng vừa đủ.

Ngoài ra, khi ăn thức quả này bạn nên chú ý một số vấn đề như:

– Bên trong loại quả này có nhiều hạt. Nếu hạt nhỏ thì có thể nhai luôn nhưng nếu hạt lớn thì nên bỏ hạt, không nên nhai nuốt vì hạt thường chứa alkaloid độc, vị nhặng đắng khó chịu.

– Thành phần của vỏ quả dâu da đất có độc tố, nhất là axit lansium nếu ăn quá nhiều có thể gây ngưng tim. Do đó, nếu ăn dâu da đất hãy dùng tay bóc vỏ, không được dùng miệng để cắn.

– Nếu mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều dâu da đất để tránh tăng chỉ số đường huyết.

– Nên quan sát kỹ quả dâu da đất trước khi ăn để loại bỏ những quả bị rệp sáp, nhện đỏ hoặc sâu đục.

Không phải ai cũng biết hết những lợi ích mà quả dâu da mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số bộ phận của loại quả này có chứa độc tố nên khi sử dụng vẫn cần thận trọng. Trường hợp dùng quả dâu da làm thuốc chữa bệnh, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *