Cây mâm xôi trước đây thường mọc hoang ở nhiều vùng của nước ta. Ngày nay, mâm xôi được người dân ở nhiều nơi trồng để khai thác dược liệu và lấy quả. Có rất nhiều bài thuốc dân gian sử dụng cây mâm xôi làm dược liệu chữa bệnh. Hãy cùng tham khảo thông tin mà Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về công dụng của loài cây này.
1. Khái quát một số đặc điểm của cây mâm xôi
Cây mâm xôi (phúc bồn tử, đũm hương, đùm đũm, ghìm búa, mác hủ) thuộc họ hoa hồng. Đây là loài cây thân leo, tán rộng. Hầu như mọi bộ phận trên cây mâm xôi đều có gai nhỏ.
Lá cây mâm xôi hình trái tim, là lá đơn, có cuống dài. Trung bình mỗi lá có đường kính 5 – 15cm.
Mâm xôi ra hoa vào tháng 2 – 3 và đậu quả khoảng tháng 5 – 7. Hoa mâm xôi có lông, màu trắng, mọc thành chùm từ nách lá. Quả mâm xôi hình cầu, được tạo nên từ sự liên kết của các hạch quả thành hình như đĩa xôi. Khi chưa chín, quả mâm xôi cứng, chua, có màu xanh; khi chín quả chuyển sang màu đỏ tươi hoặc đen sẫm, hương thơm, vị ngọt.
Cây mâm xôi được tìm thấy ở nhiều vùng của châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Ở nước ta, mâm xôi là loài cây mọc hoang nhiều ở miền núi phía Bắc.
Quả mâm xôi khi chín
2. Thành phần hóa học và cách thức khai thác dược liệu mâm xôi
2.1. Khai thác dược liệu mâm xôi
Hầu hết các bộ phận của cây mâm xôi đều có thể dùng làm dược liệu. Phần lá và cành cây có thể thu hoạch quanh năm, thái khúc rồi phơi hoặc sấy để dùng dần với liều 10 – 30g tùy vào từng bài thuốc. Phần quả thu hoạch khi chín sau đó phơi khô hoặc bảo quản lạnh để dùng. Có thể dùng quả mâm xôi để ngâm rượu, làm mứt.
2.2. Thành phần hóa học dược liệu mâm xôi
Lá cây mâm xôi chứa tanin. Ngoài ra, thành phần của quả mâm xôi có rất nhiều chất tốt cho sức khỏe:
– Axit ellagic: trung hòa gốc tự do, chống oxy hóa, bảo vệ các cấu trúc và màng tế bào của cơ thể.
– Flavonoid: kaempferol, anthocyanin, quercetin.
– Các thành phần khác: Mg, Zn, Cu, K, mangan, omega-3, chất xơ, acid folic, vitamin E, vitamin K, vitamin C.
3. Công dụng của dược liệu mâm xôi
3.1. Giảm viêm khớp
Nghiên cứu được thực hiện trên loài chuột cho thấy, nhóm dùng chiết xuất từ quả mâm xôi đỏ nguy cơ viêm khớp thấp hơn nhóm chuột không dùng chiết xuất này. Mặt khác, chuột bị viêm khớp có dùng chiết xuất mâm xôi cũng có triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với nhóm chuột không dùng.
Cũng một nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy, nhóm chuột dùng chiết xuất từ quả mâm xôi ít bị phồng và phá hủy khớp hơn nhóm chuột không dùng chiết xuất này.
Cây mâm xôi chứa thành phần có thể hỗ trợ điều trị sưng đau do viêm khớp
3.2. Cải thiện ham muốn tình dục
Nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ chỉ ra rằng, quả mâm xôi có thể làm tăng hưng phấn thần kinh tại dương vật nhờ vào khả năng cải thiện vi tuần hoàn tại đây. Điều này cho thấy cây mâm xôi có thể giúp cải thiện ham muốn tình dục cho nam giới. Không những thế, dược liệu này còn làm tăng chất lượng tinh trùng, rất tốt đối với những người đang bị vô sinh, hiếm muộn.
3.3. Chống lão hóa
Thành phần Axit ellagic trong cây mâm xôi có tác dụng chống oxy hóa cao gấp 10 lần cà chua, gấp 3 lần quả kiwi. Vì thế, có thể dùng mâm xôi như một vị thuốc tự nhiên giúp chống lại gốc tự do, giảm các dấu hiệu lão hóa của cơ thể.
Thành phần vitamin C trong quả mâm xôi rất tốt cho hệ miễn dịch và sức sống của làn da. Nhiều thành phần dinh dưỡng khác trong quả mâm xôi còn kích thích sản sinh collagen và cải thiện tổn thương da do tia UV.
3.4. Cải thiện khả năng vận động
Nghiên cứu thực hiện trên chuột già ăn 1 – 2% quả mâm xôi trong 8 tuần cho kết quả cải thiện chức năng vận động và cân bằng sức khỏe.
3.5. Hỗ trợ tiêu hóa
Quả mâm xôi rất giàu chất xơ. Mỗi nắm tay quả mâm xôi chứa khoảng 8g chất xơ. Mỗi ngày bổ sung 25g chất xơ có thể giúp hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên mượt mà hơn. Không những thế, chất xơ còn giúp giảm cholesterol trong máu, rất tốt với sức khỏe tim mạch.
3.6. Bảo vệ răng miệng
Trong thành phần của quả mâm xôi chứa chất chống viêm, kháng khuẩn nên có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, khoáng chất, flavonoid và vitamin C trong loại quả này có thể kháng viêm, kháng khuẩn để phòng ngừa nguy cơ sâu răng và các bệnh về nướu.
3.7. Giảm cân, ngừa béo phì
Quả mâm xôi có chứa chất Raspberry có khả năng thúc đẩy đốt cháy chất béo trong cơ thể và tăng chuyển hóa lipid. Nhờ vậy mà có thể bổ sung thức quả này vào bữa ăn để hỗ trợ giảm cân, phòng ngừa nguy cơ béo phì.
Sử dụng dược liệu cây mâm xôi để chữa bệnh nên có sự hướng dẫn từ thầy thuốc Đông y
4. Lưu ý khi sử dụng cây mâm xôi để chữa bệnh
Về cơ bản, cây mâm xôi mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng khi sử dụng dược liệu tự nhiên này, người bệnh vẫn cần lưu ý:
– Không dùng cây mâm xôi nếu đang dùng thuốc kháng sinh. Tyramine trong mâm xôi có thể làm chỉ số huyết áp tăng đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh.
– Thai phụ cần thận trọng khi ăn quả mâm xôi vì dễ gây kích thích co bóp tử cung.
– Công dụng lợi tiểu, nhuận tràng của quả mâm xôi tương đối tốt nên nếu đang dùng thuốc điều trị những tình trạng này thì hãy tránh ăn quả mâm xôi để không bị rối loạn điện giải hay mất nước.
– Người có tiền sử dị ứng hoặc cơ địa mẫn cảm sau khi ăn mâm xôi có thể bị ngứa miệng hoặc ngứa ran người. Lúc này, cơ thể sẽ phát sinh phản ứng dị ứng với những biểu hiện như: ngạt mũi, thở khò khè, sưng môi, sưng lưỡi, ngứa da mặt,… Trường hợp nặng hơn có thể bị buồn nôn, đau bụng, chóng mặt,… nếu không cấp cứu nhanh sẽ nguy hiểm đến sự sống.
Mâm xôi là thức quả hấp dẫn từ màu sắc cho đến hương vị. Trên phương diện dược liệu, cây mâm xôi có thể dùng để chữa chứng khó tiêu, liệt dương, thận hư, tiểu són, di tinh,… Đặc biệt, nước sắc từ lá mâm xôi có thể chữa viêm nhiễm vùng miệng – họng. Tuy nhiên, để tráng tương tác thuốc, sử dụng mâm xôi chữa bệnh đạt hiệu quả, trước khi sử dụng, người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến của thầy thuốc Đông y