Điều trị mụn nang ở chán hiệu quả đơn giản không gây thâm sẹo
Mụn nang ở chán có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là tuổi dậy thì. Mụn có nhiều loại và kích thước khác nhau, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến nhiều người tự ti khi mắc phải.
1. Thế nào là mụn nang ở chán
Mụn nang ở chán là dạng mụn sưng viêm to, màu đỏ và bên trong chứa đầy mủ. Mụn xuất hiện khi da vùng trán có bã nhờn, bụi bẩn tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, sau đó nhiễm trùng và viêm tấy. Mụn nang xuất hiện chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên và một số người trong độ tuổi trưởng thành.
2. Nguyên nhân gây ra mụn nên ở chán
- Sự thay đổi hormone trong cơ thể: ở tuổi dậy thì, hormone androgen tăng lên kích thích tăng tuyến bã nhờn, da tiết nhiều dầu hơn, gây tắc lỗ chân lông.
- Da tiết nhiều dầu: vùng chữ T bao gồm trán, mũi và cằm là những vùng tập trung nhiều tuyến bã nhờn nên rất dễ nổi mụn.
- Vệ sinh da mặt chưa kỹ: người bệnh không làm sạch da mặt thường xuyên, bụi bẩn tích tụ, dầu và các chất khác lắng đọng trên da khiến lỗ chân lông tắc nghẽn, nổi mụn bọc. Hơn nữa, thói quen hay sờ chạm, nặn mụn dễ lây lan vi khuẩn khiến tình trạng mụn nặng hơn.
- Tóc mái: sự tiếp xúc giữa da nhờn vùng trán và tóc cũng như chất nhờn và hóa chất, bụi bẩn trên tóc thường xuyên cũng dễ gây nổi mụn bọc ở trán.
- Nón bảo hiểm: nón cọ xát vào da gây mụn bọc ở trán. Vì vậy, người bệnh cần vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên.
- Trang điểm thường xuyên: dùng các các sản phẩm trang điểm không phù hợp với da, gây bí bách da và sinh mụn.
- Mỹ phẩm kém chất lượng: dùng các mỹ phẩm chăm sóc da kém chất lượng, không phù hợp với da của mình dễ làm lỗ chân lông bít tắc, kích ứng và nổi mụn. Ngoài ra, một số sản phẩm chăm sóc tóc cũng gây nổi mụn bọc nếu tiếp xúc với trán.
- Thức khuya: thời điểm về đêm các tế bào da được tái tạo nhanh hơn so với ban ngày. Thức khuya khiến quá trình tái tạo và điều hòa tế bào da diễn ra thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của da. Điều này làm da lão hóa sớm, xỉn màu, nổi mụn bọc…
- Hay chạm lên trán, nặn mụn: trên ngón tay chứa bụi bẩn và vi khuẩn. Khi chạm lên trán dễ nổi mụn bọc.
3. Cách điều trị mụn nang ở chán hiệu quả không gây thâm sẹo
Thuốc uống
Với những trường hợp bị mụn nặng như mụn viêm, mụn bọc, điều trị bằng thuốc uống sẽ hiệu quả nhanh hơn. Kháng sinh đường uống có khả năng giảm vi khuẩn gây mụn, giảm viêm sưng, làm lành các nốt mụn. Sử dụng thuốc uống có thể gây ra một số tác dụng phụ nên bạn cần sử dụng theo đơn bác sĩ.
Sản phẩm chứa Retinol
Một số loại thuốc hoặc sản phẩm bôi có chứa Retinol cũng có tác dụng điều trị mụn ở trán. Thành phần này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm sạch lỗ chân lông, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Bên cạnh đó, Retinol còn kích thích sản sinh Collagen, giúp phục hồi nhanh những tổn thương do mụn, ngăn ngừa sẹo. Mặc dù vậy, Retinol có thể gây kích ứng da nên bạn cần xin lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng.
Peel da trị mụn ở chán
Peel da là phương pháp thay da sinh học có khả năng tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông, tăng cường kết cấu và làm đều màu da. Để điều trị mụn an toàn, hiệu quả, hạn chế viêm nhiễm, hoạt chất được sử dụng để peel da thường là Salicylic Acid. Tùy vào tình trạng mụn, bạn có thể áp dụng peel da nông, trung bình hoặc sâu.
Ánh sáng sinh học
Ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh là hai loại ánh sáng sinh học được áp dụng để điều trị mụn ở trán mà không gây tổn thương da, an toàn với hầu hết mọi người. Ánh sáng xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn P. Acnes gây mụn. Trong khi đó, ánh sáng đỏ giúp tăng cường lưu thông máu và liên kết các sợi mô, ngăn ngừa sẹo mụn.
Lấy nhân mụn
Lấy nhân mụn giúp loại bỏ mụn ra khỏi da, ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của mụn. Thế nhưng, lấy mụn cần thực hiện theo đúng quy trình chuẩn y khoa. Tay và dụng cụ lấy mụn cần được tiệt trùng theo tiêu chuẩn y tế. Quá trình lấy mụn cũng cần được thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương da. Trường hợp mụn đang bị viêm sưng, đau nhức không nên áp dụng cách này.
Điện di tinh chất
Điện di tinh chất là phương pháp sử dụng dòng điện để đưa tinh chất trị mụn vào sâu bên trong da. Đầu điện di có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu sâu. Các máy điện di có các đầu nóng, lạnh hoặc 2 đầu nóng lạnh kết hợp với RF giúp điều trị mụn hiệu quả hơn.
Làm sạch da kỹ càng
Làm sạch da là điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị mụn cũng như ngăn ngừa mụn xuất hiện. Để làm sạch da, bạn cần rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp 2 lần mỗi ngày, tẩy trang vào buổi tối.
Tẩy tế bào chết
Một số thành phần có trong sản phẩm tẩy tế bào chết như Lactic Acid, Salicylic Acid, Glycolic Acid có khả năng loại bỏ tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông, phát huy hiệu quả điều trị mụn. Việc tẩy tế bào chết chỉ nên thực hiện 2 – 3 lần/tuần để tránh làm khô da, kích ứng da. Với những ai có làn da nhạy cảm, chỉ nên tẩy tế bào chết 1 lần/tuần.
Dưỡng ẩm
Da đang thiếu ẩm thường kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, có thể khiến bít tắc lỗ chân lông và gây mụn. Vì thế, bạn cần dưỡng ẩm đầy đủ có da để giúp da luôn trong trạng thái ẩm mịn, cải thiện mụn ở trán.
Vệ sinh da sạch sẽ
Giữ da sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa mụn, do đó bạn nên:
- Làm sạch da hằng ngày bằng sữa rửa mặt, tẩy trang, toner, tẩy tế bào chết.
- Nếu đang bị mụn ở trán, bạn nên hạn chế trang điểm cũng như sử dụng quá nhiều mỹ phẩm.
- Tẩy trang mỗi ngày, nhất là sau khi trang điểm.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp sẽ hạn chế được tình trạng kích ứng, viêm nhiễm, ngăn ngừa mụn ở trán. Tốt nhất, bạn nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm skincare của những thương hiệu uy tín. Với những sản phẩm mới dùng lần đầu, hãy kiểm tra phản ứng ở vùng da nhỏ trước khi sử dụng lên da mặt.
Ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống hợp lý giúp ngăn ngừa và giảm mụn hiệu quả:
- Ưu tiên ăn các món hấp, luộc.
- Ăn nhiều trái cây và các loại rau xanh.
- Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, thức ăn cay nóng, dầu mỡ.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống có ga.
- Uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít mỗi ngày
4. Núi khi điều trị mụn nang ở chán
Để sớm cải thiện tình trạng da, trong quá trình trị mụn cần lưu ý:
- Tránh xa những sản phẩm gây kích ứng da.
- Rửa sạch mặt sau khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh khiến da tiết nhiều mồ hôi.
- Không chạm tay lên trán và không dùng tay để nặn mụn.
- Rửa tay thường xuyên.
- Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng như mũ, nón, khăn, chăn gối ga,…
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng.
Mụn bọc ở chán nếu không được điều trị triệt để sẽ có khả năng tái phát. Thông qua bài này, mong rằng người bệnh hiểu hơn về mụn bọc ở trán. Từ đó, người bệnh có thể biết cách chăm sóc, điều trị dứt điểm mụn và nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng.