Viêm âm đạo do vi khuẩn vá 4 câu hỏi về viêm âm đạo

Viêm âm đạo do vi khuẩn.Viêm âm đạo do vi khuẩn là một tình trạng bệnh lý thường gặp mà bất kỳ chị em phụ nữ nào cũng có thể mắc phải. Bệnh không chỉ gây triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người phụ nữ mà còn có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu chủ quan không điều trị sớm.

Viêm âm đạo do vi khuẩn là gì?

Viêm âm đạo do vi khuẩn hay nhiễm khuẩn âm đạo là một tình trạng gây ra bởi sự mất cân bằng giữa các loại vi khuẩn bình thường sống trong âm đạo.

Bình thường, âm đạo luôn tồn tại vi khuẩn có lợi gọi là lactobacilli và vi khuẩn có hại gọi là vi khuẩn kỵ khí. Trong một số trường hợp, vi khuẩn kỵ khí phát triển quá mức, lấn át lactobacilli dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Loại vi khuẩn gây viêm âm đạo phổ biến nhất là Gardnerella vagis.

Viêm âm đạo do vi khuẩn

 

Xem thêm: Viêm âm đạo do gardnerella

Bất kỳ chị em phụ nữ nào đều có thể bị nhiễm khuẩn âm đạo, tình trạng phổ biến hơn ở độ tuổi có hoạt động tình dục từ 15 đến 44 tuổi. Bệnh hiếm khi xảy ra ở nữ giới chưa từng quan hệ tình dục, nhưng nếu thụt rửa sâu trong âm đạo sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo do vi khuẩn

Như đã chia sẻ, âm đạo là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn gồm lactobacilli và vi khuẩn kỵ khí ở trạng thái cân bằng. Tình trạng viêm xảy ra khi vi khuẩn kỵ khí phát triển và lấn át lactobacilli, phá vỡ sự cân bằng vốn có và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Vì thế, có thể nói đây là tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn kỵ khí.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, bất cứ điều gì làm thay đổi tính chất hóa học tự nhiên của âm đạo đều có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh âm đạo. Đó là lý do tại sao một số hoạt động nhất định như thụt rửa âm đạo hoặc quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn đến bị viêm nhiễm.

Nghiên cứu cho thấy, nữ giới có nguy cơ bị viêm âm đạo do vi khuẩn cao hơn nếu nằm trong các trường hợp sau:

 

  • Đang mang thai;
  • Thụt rửa sâu trong âm đạo;
  • Mặc quần lót chật và ẩm ướt;
  • Sử dụng dụng cụ tránh thai;
  • Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su;
  • Quan hệ tình dục không chung thủy, có nhiều bạn tình;
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc đặt âm đạo trong thời gian dài.

Dấu hiệu nhiễm khuẩn âm đạo

Viêm âm đạo do vi khuẩn

Có đến 84% chị em bị viêm âm đạo do vi khuẩn không có triệu chứng nên không biết bản thân mắc bệnh. Đôi khi các triệu chứng chỉ thoáng qua hoặc nhẹ đến mức khó nhận thấy.

Các triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn âm đạo gồm:

  • Tăng tiết dịch âm đạo có mùi tanh nồng, được mô tả như mùi cá ươn. Mùi hôi có thể nặng hơn nếu chị em đang trong giai đoạn hành kinh hoặc sau khi giao hợp.
  • Dịch tiết thường có màu xám, mỏng, nhưng cũng có thể có màu xanh nhạt.
  • Cảm giác ngứa thường ít gặp, nhưng có thể ngứa nếu tiết dịch nhiều.

Mặt khác, các triệu chứng của căn bệnh này tương tự như các bệnh nhiễm trùng khác, có thể xảy ra cùng lúc với các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vì thế, điều quan trọng nhất là ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng kín, chị em cần thăm khám ngay để được bác sĩ kiểm tra tìm nguyên nhân, xác định triệu chứng gặp phải do BV hay một tình trạng nhiễm trùng nào khác.

Viêm âm đạo do vi khuẩn có triệu chứng đặc trưng là dịch tiết âm đạo loãng và có mùi tanh nồng được mô tả như mùi tanh cá

Viêm âm đạo do vi khuẩn có lây không?

Không chỉ riêng nữ giới, đa số nam giới cũng thắc mắc viêm âm đạo do vi khuẩn có lây không vì muốn gần gũi nhưng lại sợ nhiễm bệnh. Nghiên cứu cho thấy, bệnh không lây từ người này sang người khác, nhưng hoạt động tình dục có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Vì thế, để giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn BV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các cặp đôi cần chú ý những điều sau:

  • Quan hệ chung thủy với một bạn tình.
  • Vệ sinh sạch sẽ dương vật và vùng sinh dục của cả hai trước và sau khi quan hệ tình dục. Nam giới cần làm sạch cả vùng da bên dưới bao quy đầu.
  • Sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn.
  • Kiêng tuyệt đối quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh làm bệnh nặng thêm, khó điều trị.

Biến chứng có thể gặp phải nếu bị viêm âm đạo do vi khuẩn

Phần lớn các trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn không gây biến chứng. Tuy nhiên, đôi khi BV có thể dẫn đến các nguy cơ sau:

1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Nếu bị viêm âm đạo do vi khuẩn, chị em sẽ có nguy cơ mắc bệnh STIs cao hơn. STIs bao gồm HIV, virus herpes simplex, chlamydia hoặc lậu. Nếu nhiễm HIV, viêm âm đạo sẽ làm tăng nguy cơ truyền virus cho bạn tình.

2. Nhiễm trùng sau phẫu thuật phụ khoa

Bệnh BV có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng sau phẫu thuật phụ khoa như cắt tử cung, nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung.

3. Bệnh viêm vùng chậu

Đôi khi viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây ra bệnh PID – một bệnh nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản. Nếu không được điều trị kịp thời, PID có thể gây nhiễm trùng ở tử cung và ống dẫn trứng sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh, ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.

Viêm âm đạo do vi khuẩn

4. Các rủi ro khi mang thai

Một vài nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa viêm âm đạo do vi khuẩn và các vấn đề trong thai kỳ, bao gồm sảy thai sớm, sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Do đó, phụ nữ đang mang thai gặp các triệu chứng bất thường ở vùng kín cần thăm khám ngay để được xác định có phải nhiễm khuẩn âm đạo hay không. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách xử trí thích hợp để đảm bảo thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Viêm nhiễm âm đạo có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và khả năng sinh sản, vì thế chị em cần thăm khám ngay khi thấy triệu chứng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các biến chứng nguy hiểm xảy ra khi âm đạo bị viêm do vi khuẩn gây triệu chứng, do đó chị em cần thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường. Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán và điều trị tại nhà, không những không khỏi bệnh mà còn khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn, khó điều trị. Nếu bị sốt, đau nhức cơ thể, đau bụng, đau vùng chậu, khó tiểu… đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.

Đặc biệt, nếu đang mang thai và gặp phải các triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn, phụ nữ cần thăm khám ngay để được can thiệp xử trí kịp thời, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Phương pháp chẩn đoán

Khi nghi ngờ bị viêm âm đạo do vi khuẩn, chị em nên đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Sản Phụ uy tín để được xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi thăm các triệu chứng gặp phải, tiền sử các bệnh nhiễm khuẩn âm đạo hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu có. Sau đó, để xác định chính xác mức độ viêm, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu như soi tươi hoặc nhuộm soi dịch âm đạo.

Dựa vào kết quả nhận được, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị thích hợp với từng trường hợp cụ thể.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn chị em thực hiện những kiểm tra cần thiết để xác định chính xác sự nhiễm khuẩn, từ đó tư vấn phác đồ điều trị thích hợp và hiệu quả

Điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn như thế nào?

Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể chữa khỏi dễ dàng bằng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc viên đặt âm đạo. Đa số trường hợp sẽ không cần điều trị cho bạn tình.

Một số loại thuốc uống có thể có tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và nước tiểu sẫm màu. Khi sử dụng thuốc, chị em không được sử dụng bia rượu hoặc thức uống có cồn bởi có thể gây ra tình trạng buồn nôn và nôn nghiêm trọng.

Nhiễm khuẩn âm đạo thường bị tái phát, do đó có thể cần điều trị lặp lại.

Quan trọng nhất là cần dùng đúng thuốc và đúng phác đồ theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý đổi loại thuốc hoặc ngừng thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm sẽ làm tăng nguy cơ tái nhiễm bệnh. Nghiên cứu cho thấy, sau khi điều trị có khoảng 50% trường hợp tái nhiễm bệnh trong vòng 6-12 tháng. Nếu nhận thấy các triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn quay lại sau khi điều trị, chị em hãy thăm khám ngay để được áp dụng phác đồ phù hợp và hiệu quả hơn.

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia – bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm, phác đồ thăm khám và điều trị cá thể hóa… tùy vào từng trường hợp cụ thể như mức độ nhiễm khuẩn, độ tuổi và thể trạng người bệnh mà hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp, giải quyết triệt để nguyên nhân và các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng sống của chị em.

Biện pháp phòng ngừa

Chị em có thể giảm nguy cơ bị viêm âm đạo do vi khuẩn bằng những cách sau:

Viêm âm đạo do vi khuẩn

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước, sau khi quan hệ tình dục. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi vệ sinh vùng kín.
  • Không thụt rửa sâu trong âm đạo để tránh phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của hệ vi khuẩn âm đạo.
  • Âm đạo có cơ chế tự làm sạch, do đó chị em có thể sử dụng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để vệ sinh. Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh. Không xịt thơm vùng kín.
  • Tránh để âm đạo tiếp xúc với bất cứ thứ gì đã chạm vào hậu môn để tránh lây nhiễm khuẩn. Những thứ như đồ chơi tình dục có thể truyền vi khuẩn vào âm đạo, do đó cần làm sạch đúng cách sau mỗi lần sử dụng.
  • Mặc quần lót vừa vặn với cơ thể, chọn chất liệu quần thông thoáng, thấm hút tốt để tránh gây bí bách vùng kín.
  • Quan hệ tình dục an toàn và chung thủy, dùng bao cao su khi giao hợp. Nghiên cứu cho thấy, việc có nhiều bạn tình sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Thăm khám ngay khi có những triệu chứng bất thường để phát hiện sớm vấn đề và can thiệp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Xem thêm: Những cách phòng ngừa viêm âm đạo

Các câu hỏi thường gặp

1. Nhiễm khuẩn âm đạo khác gì viêm âm đạo do nấm?

Cả nhiễm khuẩn âm đạo và viêm âm đạo do nấm đều là tình trạng viêm tại âm đạo, khiến âm đạo tăng tiết dịch bất thường. Tuy nhiên, chị em có thể phân biệt hai căn bệnh này dựa vào đặc điểm sau:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: khí hư có mùi tanh cá, có màu trắng, xám, hơi xanh, có thể có bọt nhưng không gây kích ứng hoặc ngứa âm đạo.
  • Viêm âm đạo do nấm Candida: khí hư không có mùi nồng, có màu trắng lợn cợn như pho-mát và có gây kích ứng, nóng rát vùng âm hộ. Cảm giác nóng rát sẽ tăng lên khi đi tiểu hoặc giao hợp.
  • Mỗi căn bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau, chị em nên thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ hướng dẫn chị em cách điều trị thích hợp và hiệu quả.

2. Viêm âm đạo do vi khuẩn có tái phát không?

Thống kê cho thấy, có đến 80% trường hợp tái nhiễm viêm âm đạo trong đời. Ngay cả khi được điều trị, cũng có đến 50% trường hợp tái nhiễm bệnh trong vòng 6-12 tháng sau khi kết thúc điều trị. Nếu nhận thấy các triệu chứng của bệnh quay lại sau khi điều trị, chị em hãy thăm khám ngay để được áp dụng phác đồ phù hợp và hiệu quả hơn.

3. Viêm âm đạo do vi khuẩn có tự khỏi được không?

Như đã chia sẻ, hầu hết các biến chứng nguy hiểm xảy ra khi viêm âm đạo do vi khuẩn gây triệu chứng. Các trường hợp bệnh không có triệu chứng có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, nếu đã xuất hiện triệu chứng, chị em cần thăm khám sớm để được điều trị hiệu quả bởi tình trạng này có thể khiến chị em dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và ảnh hưởng đến việc mang thai.

4. Có thể điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn tại nhà hay không?

Các chuyên gia khuyến cáo, khi gặp các triệu chứng bất thường ở vùng kín, chị em cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Sản Phụ uy tín để được thăm khám và kiểm tra tìm nguyên nhân. Tùy vào từng trường hợp cụ thể như mức độ nhiễm khuẩn âm đạo, độ tuổi mắc bệnh và thể trạng người bệnh… mà bác sĩ sẽ hướng dẫn phác đồ điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị hoặc sử dụng toa thuốc của người khác bởi không những không khỏi bệnh, mà còn khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về Viêm âm đạo do vi khuẩn .Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *