Thành phần dinh dưỡng trong đu đủ và Khám phá công dụng. Ban đầu, đu đủ chỉ có ở miền nam Mexico và các nước lân cận. Sau đó, nó được trồng phổ biến ở hầu hết các nước có khí hậu nhiệt đới.
Đây là loại trái cây hình cầu hoặc hình quả lê. Thịt của đu đủ là một màu cam hoặc có màu sắc phong phú của sự kết hợp giữa màu vàng và màu hồng. Các khoang bên trong của quả là những hạt đen tròn. Đu đủ ăn được hạt, mặc dù hương vị cay của nó có phần cay và đắng.
Từ lâu, nhà thám hiểm Christopher Columbus đã gọi đu đủ với cái tên trìu mến “Thiên thần của các loại quả”. Thực tế, đu đủ là một trong những nguồn giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, chất khoáng và chất xơ phong phú hơn hẳn các loại quả khác. Trong Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ,
1.Thành phần dinh dưỡng trong đu đủ:
Đu đủ chín chứa khoảng 70% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều ca-rô-ten, a-xít hữu cơ, vi-ta-min A, B, C, Prô-tít, 0,9% chất béo, xen-lu-lô-zơ (0,5%), can-xi, phốt-pho, ma-giê, sắt, thi-a-min, ri-bo-fla-vin…
Đu đủ có lượng bê-ta ca-rô-ten nhiều hơn trong các rau quả khác. Bê-ta ca-rô-ten là một tiền chất của vi-ta-min A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vi-ta-min A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống ô-xi hoá mạnh giúp cơ thể chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng.
Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg bê-ta ca-rô-ten. Tuy nhiên, nhu cầu bê-ta ca-rô-ten cũng cần vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da. Hiện tượng vàng da này sẽ mất nếu giảm lượng bê-ta ca-rô-ten ăn vào.
Ngoài ra, trong đu đủ còn chứa nhiều vi-ta-min. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vi-ta-min thiết yếu như vi-ta-min A và vi-ta-min C, trong 100g đu đủ có 74-80 mg vi-ta-min C. Ở Ấn Độ người ta đã chiết xuất vi-ta-min A từ quả đu đủ để sản xuất ra thuốc chống lại bệnh quáng gà ở trẻ em. Đu đủ còn có các vi-ta-min B1, B2, các a-xít gây men và khoáng chất như ka-li, can-xi, ma-giê, sắt và kẽm.
Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và ca-rô-ten nên đu đủ có tác dụng chống ô-xi hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ban đầu, đu đủ chỉ có ở miền nam Mexico và các nước lân cận. Sau đó, nó được trồng phổ biến ở hầu hết các nước có khí hậu nhiệt đới.
Đây là loại trái cây hình cầu hoặc hình quả lê. Thịt của đu đủ là một màu cam hoặc có màu sắc phong phú của sự kết hợp giữa màu vàng và màu hồng. Các khoang bên trong của quả là những hạt đen tròn. Đu đủ ăn được hạt, mặc dù hương vị cay của nó có phần cay và đắng.
Từ lâu, nhà thám hiểm Christopher Columbus đã gọi đu đủ với cái tên trìu mến “Thiên thần của các loại quả”. Thực tế, đu đủ là một trong những nguồn giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, chất khoáng và chất xơ phong phú hơn hẳn các loại quả khác. Trong Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ,
Thành phần dinh dưỡng trong đu đủ:
Đu đủ chín chứa khoảng 70% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều ca-rô-ten, a-xít hữu cơ, vi-ta-min A, B, C, Prô-tít, 0,9% chất béo, xen-lu-lô-zơ (0,5%), can-xi, phốt-pho, ma-giê, sắt, thi-a-min, ri-bo-fla-vin…
Đu đủ có lượng bê-ta ca-rô-ten nhiều hơn trong các rau quả khác. Bê-ta ca-rô-ten là một tiền chất của vi-ta-min A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vi-ta-min A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống ô-xi hoá mạnh giúp cơ thể chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng.
Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg bê-ta ca-rô-ten. Tuy nhiên, nhu cầu bê-ta ca-rô-ten cũng cần vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da. Hiện tượng vàng da này sẽ mất nếu giảm lượng bê-ta ca-rô-ten ăn vào.
Ngoài ra, trong đu đủ còn chứa nhiều vi-ta-min. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vi-ta-min thiết yếu như vi-ta-min A và vi-ta-min C, trong 100g đu đủ có 74-80 mg vi-ta-min C. Ở Ấn Độ người ta đã chiết xuất vi-ta-min A từ quả đu đủ để sản xuất ra thuốc chống lại bệnh quáng gà ở trẻ em. Đu đủ còn có các vi-ta-min B1, B2, các a-xít gây men và khoáng chất như ka-li, can-xi, ma-giê, sắt và kẽm.
Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và ca-rô-ten nên đu đủ có tác dụng chống ô-xi hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
2.Khám phá công dụng từ quả đu đủ
Dưỡng sinh với đu đủ
Đu đủ chín vào mùa nào dùng cũng tốt cho sức khoẻ. Vào mùa Hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu, đông, đu đủ giúp nhuận táo, ôn bổ tì vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hoá đàm.
Đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể trạng không sung mãn, có các bệnh mạn tính.
Dùng đu đủ chín 200g, chuối xiêm 300g, xay trong nước dừa non, uống hằng ngày. Đây là phép dưỡng sinh chống lão hóa của người xưa.
Đu đủ chín là món ăn bồi bổ và giúp tiêu hoá các chất thịt. Còn trong nấu ăn khi hầm các loại thịt, xương cứng người ta thường cho quả đu đủ xanh vào làm cho các thức ăn mau nhừ, nhuyễn, tiêu hoá tốt.
Chữa bệnh với đu đủ
Trong đu đủ có chứa rất nhiều loại en-zym, ví như en-zym papain rất tốt cho tiêu hoá, giúp tiêu hoá các thức ăn giàu prô-tê-in một cách dễ dàng hơn. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh celiac (một loại bệnh mà không thể tiêu hoá prô-tê-in trong lúa mì, hay gliandin) thì có thể ăn đu đủ xanh để chữa căn bệnh này.
Ở Mỹ người ta đã chứng minh rằng, quả đu đủ có thể chế biến thuốc để chữa bệnh lệch khớp xương hay có thể chế ra thuốc tiêm, có công dụng làm giảm đau đớn do các dây thần kinh gây nên.
“Hỗ trợ” tiêu hoá
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đu đủ có chứa một loại enzim tiêu hoá mang tên “papain”, rất tốt cho quá trình tiêu hoá.
Chính bởi lý do này, nước ép của trái đu đủ xanh đã được sử dụng trong việc bào chế ra các loại thuốc với mục đích chữa trị và hỗ trợ hệ thống tiêu hoá.
Có khả năng chống ung thư
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong trái đu đủ có chứa chất chống ung thư và giúp ngăn ngừa sỏi mật. Cho nên, bạn hãy “năng” ăn đu đủ với mục đích phòng ngừa ung thư.
Tác dụng giảm cân
Trong 100 gam đu đủ chỉ có chứa rất ít hàm lượng calo khoảng 32kcal. Bởi vậy, nếu bạn có ý định giảm cân, đừng quên bổ sung thêm đu đủ vào thực đơn của mình.
Thích hợp với bệnh nhân mắc tiểu đường
Đu đủ tuy có vị ngọt, nhưng các công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng, bệnh nhân mắc tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn đu đủ mà không phải lo lắng bất cứ điều gì.
Điều trị các vết chai và mụn cóc
Bạn bối rối, ngượng ngùng khi thấy xuất hiện các vết chai sạm hay những nốt mụn cóc xấu xí trên da. Cách làm đơn giản sau sẽ giúp bạn nhanh chóng “gỡ rối” và “trả lại” cho bạn sự tự tin.
Chỉ cần lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra hiệu quả khó tin.
Khắc phục chứng rối loạn “nguyệt san”
Rối loạn nguyên san là căn bệnh không hiếm xảy ra với các bạn gái. Không nhất thiết phải dùng đến các loại thuốc mới có thể chữa trị. Chỉ đơn giản hãy thường xuyên ăn lá còn xanh của cây đu đủ cũng có thể cải thiện tình hình. Ngoài ra, có thể uống nước si-r ô chế biến từ cây lô hội (nha đam) cũng đem lại ích lợi tương tự.
Ngăn ngừa nhiễm trùng và mưng mủ
Sưng phồng luôn gây cho bạn cảm giác đau rát, rất khó chịu thậm chí dẫn tới nhiễm trùng. Trong trường hợp đó, hãy lấy nước ép của trái đu đủ xanh, đắp lên vết sưng phồng để ngăn ngừa sự nhiễm trùng và mưng mủ.
Điều trị vết loét trên da
Để làm lành các vết loét trên da, bạn hãy trộn một chút bơ với nước đu đủ và bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.
Liều thuốc hạ huyết áp
Bởi lẽ trong trái đu đủ có chứa một lượng lớn kali chính vì thế đu đủ được xem là phương thuốc cực kỳ hữu ích đối với bệnh nhân huyết áp cao và cũng giúp cho tinh thần bạn luôn thăng bằng và thoải mái. Vì thế, bạn đừng quên ăn đu đủ thường xuyên.
Phòng tránh bệnh tim mạch
Hàng “tá” các công trình nghiên cứu đã cho hay, dưỡng chất có trong đu đủ có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hoá của cholesterol (Cholesterol chỉ có khả năng gây ảnh hưởng đến tim mạch khi bị oxy hoá). Đây cũng là bằng chứng cho thấy đu đủ có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Giúp sáng mắt
Bạn (đặc biệt là người già) nên ăn khoảng 3 phần đủ đủ mỗi ngày trở lên để ngăn ngừa quá trình lão hoá cũng như suy giảm thị lực
>>> tìm hiểu thêm thông tin hữu ích tại cộng đồng làm đẹp nhé <<<