Điều trị mụn ẩn ở dưới đúng cách hiệu quả không gây thâm sẹo
Mụn ở dưới cổ không phải là tình trạng hiếm gặp và đa số các trường hợp nổi mụn ở cổ là không quá nghiêm trọng với sức khỏe. Tuy nhiên, việc tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị là rất cần thiết để không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày.
1. Như thế nào là mụn ở dưới cổ
Nổi mụn ở dưới cổ không phải là tình trạng hiếm gặp. Thông thường, những ai có xu hướng nổi nhiều mụn ở mặt, cằm đều có thể lây lan sang vùng cổ. Mụn cổ cũng xuất phát từ việc sản xuất nhiều dầu, tích tụ nhiều tế bào chết ở lỗ chân lông và gây tắc nghẽn. Môi trường nhiều dầu sẽ thu hút nhiều vi khuẩn phát
2. Nguyên nhân mụn ẩn ở dưới cổ .
Sẽ có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến sự hình thành và phát triển mụn ở vùng cổ. Chỉ khi xác định chính xác nguyên nhân gây nổi mụn thì khả năng điều trị dứt điểm sẽ cao hơn.
- Sự thay đổi của hormone
Cổ xuất hiện mụn có thể do sự biến đổi đột ngột của nội tiết tố, làm tăng nồng độ androgen và kích thích hoạt động của tuyến dầu. Nó thường xuất hiện trong các giai đoạn phát triển của phụ nữ như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh.
- Stress kéo dài
Thường xuyên bị mọc mụn ở cổ cũng có thể là do căng thẳng, lo âu trong thời gian dài. Tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mụn, nhưng nếu bạn duy trì trạng thái này sẽ kích thích sản xuất hormone cortisol, làm mất cân bằng hormone trong cơ thể
- Không tẩy tế bào chết ở cổ đúng cách
Bạn rửa mặt, nhưng lại bỏ quên vùng cổ chính là thiếu sót lớn và là lý do cho mụn hình thành. Khi vùng da cổ không được làm sạch, tế bào chết sẽ bám ở đó, gây tắc nghẽn chân lông sẽ tạo cơ hội cho mụn phát triển. Đặc biệt khu vực này rất dễ bị đổ mồ hôi, bụi bẩn bám vào nhiều sẽ kéo theo các vi khuẩn gây hại cho da.
- Da bị kích ứng do đeo phụ kiện
Các loại dây đeo, vòng cổ làm từ hợp kim, nhựa, da giả hoặc một số chất liệu tổng hợp khác có thể gây kích ứng cho da nếu tiếp xúc lâu da. Khi da bị dị ứng với các thành phần từ phụ kiện, có thể xuất hiện các dấu hiệu viêm, đỏ, ngứa và mụn.
- Dị ứng với những loại mỹ phẩm
Bị mụn ở xung quanh cổ cũng có thể là do dị ứng với các thành phần trong mỹ phẩm chăm sóc da hoặc nước hoa. Các thành phần này có thể làm da bị kích ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn đang có.
Đặc biệt là sau khi sử dụng mỹ phẩm, trang điểm, bạn không có thói quen làm sạch da thì khả năng bị nổi mụn ở cổ là có thể xảy ra.
- Ô nhiễm môi trường
Môi trường bị ô nhiễm sẽ chứa các hạt bụi, khí thải, các chất gây kích ứng và vi khuẩn. Khi da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các chất này có thể tắc nghẽn lỗ chân lông, gây viêm nhiễm và kích thích sự hình thành mụn.
- Do tóc và quần áo cọ xát nhiều
Tương tự với phụ kiện thì quần áo cũng là một nguyên nhân gây ra mụn ở cổ. Nếu mặc quần áo quá chật, chất liệu không thoải mái và có thành phần gây kích ứng da thì có thể tạo ra nhiều ma sát và tổn thương cho da. Khi da bị tổn thương thì khả năng bị vi khuẩn tấn công sẽ cao hơn bình thường.
- Chế độ ăn uống không điều độ
Chế độ ăn không cân đối và chứa quá nhiều đường, dầu mỡ có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và thanh lọc da. Thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng nồng độ insulin và kích thích hoạt động của tuyến dầu, tăng nguy cơ mụn nổi ở cổ.
3. Điều trị mụn ẩn ở dưới cổ đúng cách hiệu quả không gây thâm sẹo
- Tẩy tế bào chết cho da
Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, lớp dày sừng trên da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng, ngăn ngừa hình thành mụn. Do đó, sau khi tắm xong thì bạn hãy thực hiện tẩy tế bào chết cho da bằng sản phẩm phù hợp. Trường hợp vùng da cổ bị nổi mụn thì chỉ cần tẩy tế bào chết mỗi tuần 1 lần là được.
- Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
Để trị mụn ở cổ, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như tinh dầu oải hương, nha đam, bột nghệ,… Cách thực hiện như sau:
- Đối với tinh dầu oải hương thì sau khi tắm xong, bạn sẽ thoa đều tinh dầu (có thể kết hợp thêm dầu ô liu) lên vùng cổ bị nổi mụn. Bạn vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng trong 5 phút rồi nằm nghỉ ngơi thư giãn trong 20 phút. Cuối cùng là rửa lại vùng cổ với nước sạch.
- Đối với nha đam thì sau khi rửa sạch vùng cổ và lau khô bằng khăn mềm, bạn sẽ thoa phần ruột của nha đam lên. Bạn vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng trong 1 phút rồi để im trong 10 phút, sau đó rửa vùng cổ lại bằng nước mát là xong.
- Đối với bột nghệ, bạn có thể kết hợp nguyên liệu này với sữa tươi không đường theo tỷ lệ 1:1. Sau đó làm sạch vùng cổ và thoa hỗn hợp này lên, để im trong 15 để hỗn hợp khô. Tiếp đến, thấm một ít nước rồi massage nhẹ nhàng trong 30 giây. Cuối cùng, rửa lại vùng cổ với nước ấm.
- Sử dụng thuốc không kê toa
Mụn mọc ở cổ có thể được điều trị bằng các loại thuốc không kê toa hay các loại kem, serum trị mụn. Trong thành phần của các loại thuốc này thường chứa benzoyl peroxide, acid salicylic, lưu huỳnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm và đau nhức, giúp nhân mụn nhanh khô và dễ loại bỏ.
4.Lưu ý khi điều trị mụn ẩn ở dưới cổ
Sau khi tự trị mụn bọc tại nhà, người bệnh cần chăm sóc da mặt để không bị tái phát mụn, cụ thể:
- Tránh chạm vào mặt.
- Chọn các mỹ phẩm gồm sữa rửa mặt, dưỡng ẩm và đồ trang điểm phù hợp với da mụn.
- Không tác động hoặc nặn mụn bọc.
- Giữ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm đường và sữa.
- Không hút thuốc lá.
- Rửa mặt và dưỡng ẩm 2 buổi sáng và tối mỗi ngày. Khi rửa mặt không chà mạnh.
- Thường xuyên tập thể dục.
- Tẩy trang sạch mặt khi trang điểm.
Điều trị mụn bọc không phải lúc nào cũng dễ dàng, áp dụng các cách trị mụn bọc tại nhà không đúng càng khiến tình trạng mụn trở nên viêm trầm trọng hơn. Thông qua bài này, mong rằng người bệnh bị mụn bọc từ nhẹ đến trung bình có thể tự trị đúng cách, sớm lấy lại được làn da mịn màng.