Cách điều trị mụn ẩn ở mũi đơn giản phổ biến nhất hiện nay mà bạn chưa biết
Mụn ẩn ở mũi tuy không sưng viêm như mụn mủ, không gây mất thẩm mỹ như mụn đầu đen nhưng đây lại là loại mụn cứng đầu và khó trị dứt điểm trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn ẩn là gì? Cách điều trị mụn ẩn có phức tạp như bạn nghĩ không? Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị mụn ẩn ở mũi nhé!
1.Thế nào là mụn ẩn ở mũi
Mụn ẩn mũi thực chất là những nốt mụn nhỏ li ti có nhân mụn nằm sâu bên trong lỗ chân lông, không trồi lên trên bề mặt da. Sự tích tụ bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn phát triển và gây mụn. So với các loại mụn trên mặt khác như mụn mủ, ụn cám, mụn bọc, mụn bọc ở mũi, mụn bọc ở má, mụn nội tiết, mụn chai, các loại mụn ở mũi… mụn ẩn không đau, không sưng và ít có nguy cơ gây viê
Mụn ẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến da sần sùi, không mịn màng. Hầu như tất cả mọi người thỉnh thoảng phải đối mặt với mụn ẩn nhưng cũng không quá khó khăn để loại bỏ loại mụn này.
2.tình trạng mụn ẩn ở mũi
Không giống với những loại mụn khác, mụn ẩn ở mũi sẽ không sưng, không viêm, chúng là những nốt mụn nhỏ li ti, nằm sâu trong nang lông, mọc thành từng cụm ở 2 bên cánh mũi. Do đó, chúng ta rất khó nhìn thấy mụn ẩn bằng mắt thường. Cách đơn giản nhất để cảm nhận sự hiện diện của chúng là dùng tay sờ trực tiếp lên 2 bên cánh mũi. Khi đó bạn sẽ có cảm giác thô ráp, lộm cộm.
3.Điều trị mụn ẩn ở mũi đơn giản phổ biến nhất hiện nay
Các bước trị mụn đầu đen ở mũi tận gốc, bao gồm:
1. Rửa mặt làm sạch sâu làn da mỗi ngày
Rửa mặt sạch sâu mỗi ngày rất quan trọng trong quy trình chăm sóc da. Bạn hãy dùng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp với da của mình và rửa nhẹ nhàng. Trong lúc rửa, hãy mát-xa da mặt theo hướng vòng tròn từ dưới lên. Tuy nhiên, rửa mặt nhiều lần lại không làm da sạch hơn mà còn khiến da khô, tăng tiết bã nhờn, nổi mụn đầu đen ở mũi. Vì vậy, bạn chỉ cần dùng sữa rửa mặt 2 lần/ ngày.
2. Tẩy tế bào chết ở mũi
Các sản phẩm tẩy tế bào chết có thành phần như Salicylic Acid, Axit Glycolic, Axit Lactic giúp loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da, lỗ chân lông được thông thoáng và điều trị mụn đầu đen hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không lạm dụng tẩy tế bào chết vì sản phẩm này có thể làm da khô, bong tróc và kích ứng. Hãy tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người, đặc biệt da khô và da nhạy cảm chỉ thực hiện 1 lần/tuần.
3. Miếng dán lột mụn mũi
Miếng dán lột mụn mũi là phương pháp điều trị mụn đầu đen ở mũi đơn giản, tiện lợi và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để da không kích ứng, bạn hãy dùng sản phẩm lột mụn an toàn, thành phần lành tính và có nguồn gốc uy tín.
Khi dùng miếng dán lột mụn, đầu tiên cần làm da sạch sâu. Sau đó, bạn đặt miếng dán mụn lên da mũi đã được làm ẩm, ấn nhẹ nhàng miếng dán vào da và chờ khoảng 15 phút. Cuối cùng, hãy lột miếng dán và rửa sạch vùng da mũi lại với nước.
4. Sử dụng than hoạt tính
Than hoạt tính giúp làm sạch da, kiểm soát dầu nhờn, hạn chế sự tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn và ngăn mụn đầu đen. Hiện, than hoạt tính rất phổ biến trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết và mặt nạ,… Bạn đắp mặt nạ than hoạt tính trong khoảng 10 – 15 phút và rửa lại với nước sạch. Sau đó, dùng kem dưỡng ẩm để da không khô.
5. Sử dụng mặt nạ đất sét
Đắp mặt nạ đất sét có tác dụng loại bỏ dầu thừa, làm sạch bụi bẩn sâu bên trong lỗ chân lông. Mặt nạ này có thành phần lưu huỳnh – chất có khả năng phân hủy da chết giúp điều trị mụn đầu đen ở mũi hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy thử sản phẩm lên một góc nhỏ trên da và quan sát phản ứng trước khi dùng cho toàn mặt vì một số người dị ứng với lưu huỳnh.
6. Peel da vùng mũi
Peel da là phương pháp điều trị các loại mụn kể cả mụn đầu đen ở mũi. Phương pháp này dùng dung dịch hóa học để loại bỏ lớp da khỏi bề mặt da và thay thế một lớp mới, giúp giảm mụn đầu đen ở mũi.
7. Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu
Kem chống nắng không chứa dầu sẽ không làm lỗ chân lông bít tắc và gây nổi mụn đầu đen ở mũi. Ngoài ra, bác sĩ dùng đồ trang điểm, mỹ phẩm không chứa dầu để hạn chế gây mụn cho da.
4.Lưu ý điều trị mụn ở mũi tại nhà
- Chăm sóc da đúng cách: Thực hiện chế độ chăm sóc da hàng ngày sau khi điều trị mụn ẩn. Sử dụng các sản phẩm không chứa dầu và không gây tắc nghẽn lỗ chân lông để duy trì da sạch và ẩm mượt.
- Tránh tự nặn mụn: Sau điều trị, không tự nặn mụn để tránh gây viêm nhiễm và tái phát mụn ẩn.
- Theo dõi tiến triển và phản hồi kịp thời: Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào sau quá trình điều trị mụn ẩn, liên hệ với bác sĩ da liễu ngay lập tức để được tư vấn và điều chỉnh phương pháp điều trị.
Mụn ẩn ở mũi cần có quá trình điều trị lâu dài. Bạn nên tìm phương pháp phù hợp với tình trạng mụn của bản thân, đồng thời kết hợp với thói quen sinh hoạt hàng ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Long Châu chúc bạn sớm giải quyết được tình trạng mụn ẩn và lấy lại làn da như mong muốn nhé!