Kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu? Khi nào thoa lại?

Kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da trước tác động xấu của tia UV. Tuy nhiên kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu? Bài viết hôm nay từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, đồng thời tìm hiểu một số thông tin cần thiết về kem chống nắng.

Kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu đa số phụ thuộc vào chỉ số chống nắng cụ thể, điều kiện sử dụng, cách sử dụng của mỗi người,… Để biết khi nào cần thoa lại kem chống nắng, bạn hãy cùng Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa tham khảo ngay những thông tin dưới đây.

Vì sao cần dùng kem chống nắng?

Trước khi giải đáp thắc mắc kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu, bạn cũng cần biết thêm về sản phẩm này. Thói quen bôi kem chống nắng thường xuyên là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc da với những lợi ích cụ thể như:

Bảo vệ da trước tia UV: Kem chống nắng có vai trò chính là bảo vệ làn da trước tác hại khôn lường của ánh nắng mặt trời, cụ thể là tia UVA và UVB.

Ngừa cháy nắng: Da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài sẽ dẫn đến cháy nắng, da ửng đỏ, bỏng rát rất khó chịu. Để đề phòng tình trạng này, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên dùng kem chống nắng trước khi ra ngoài tối thiểu 30 phút để tăng cường bảo vệ làn da.

Kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu? Khi nào thoa lại? 1

Kem chống nắng giúp bảo vệ da, hạn chế tình trạng cháy nắng
Ngừa lão hóa: Như bạn đã biết, tia UV là tác nhân hàng đầu khiến da lão hóa nhanh trong thời gian ngắn. Khi da tiếp xúc với ánh nắng, collagen dưới da sẽ bị phá hủy, từ đó gây chảy xệ, kém đàn hồi, nếp nhăn, sạm nám,…

Phòng ngừa ung thư da: Theo nhiều nghiên cứu, tia UV là nguyên nhân tăng nguy cơ ung thư da. Cụ thể, dưới tác động của tia UV, các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ hơn, tạo thành các khối u ung thư nguy hiểm. Do đó, bạn cần thoa kem chống nắng hàng ngày cho cả da mặt và da cơ thể để bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp.

Có mấy loại kem chống nắng phổ biến?

Kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu cũng phụ thuộc phần nào đến phân loại kem chống nắng. Hiện nay, có 2 loại kem chống nắng thường dùng nhất là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.

Kem chống nắng vật lý

Loại kem chống nắng này có thành phần chính là các kẽm oxit hoặc titanium dioxide với hiệu quả tạo lớp màng vật lý bảo vệ tự nhiên trên bề mặt da, giúp phản xạ lại tia UV chiếu đến da. Kem chống nắng vật lý thích hợp với người có làn da nhạy cảm vì ít hoạt chất hóa học, đồng thời có thể phát huy tác dụng chống nắng nhanh chóng ngay sau khi thoa.

Ưu điểm:

  • Thích hợp với mọi loại da;
  • Dùng được cho cả da nhạy cảm và dễ bị kích ứng mỹ phẩm;
  • Sau khi thoa đều lên da không cần chờ cho kem chống nắng phát huy tác dụng;
  • Hỗ trợ ngăn ngừa cháy nắng, nám da, giảm nguy cơ lão hóa và ung thư da do ánh nắng mặt trời.
Kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu? Khi nào thoa lại? 2
Kem chống nắng vật lý có tác dụng phản quang lại tia UV, ngăn không cho ánh nắng mặt trời gây hại cho da

Nhược điểm:

  • Kết cấu tương đối dày nên có thể gây bí da, bít tắc lỗ chân lông;
  • Một số loại kem chống nắng vật lý để lại lớp màng trắng mất thẩm mỹ trên da.
  • Do kem chống nắng vật lý có kết cấu dày nên khó tán, khó tệp vào da hơn.

Kem chống nắng hóa học

Là loại kem chống nắng có chứa nhiều hoạt chất hóa học như avobenzone, oxybenzone,… cùng nhiều thành phần khác. Những chất này hoạt động, bảo vệ da bằng cách thẩm thấu vào da, biến đổi tia UV thành nhiệt độ và thoát nhiệt ra khỏi da sau đó.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng thấm vào da sau khi thoa, để lại cảm giác mỏng nhẹ trên da;
  • Khả năng chống nước tốt hơn kem chống nắng vật lý;
  • Kết cấu nhẹ, không để lại cảm giác nặng nề, bít bách sau khi dùng.

Nhược điểm:

  • Có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm, đặc biệt khi chỉ số SPF càng cao;
  • Thành phần chứa chất hóa học nên khi dính vào mắt sẽ gây cay mắt, khó chịu;
  • Cần có thời gian chờ cho kem chống nắng thẩm thấu dưới da, thường từ 15-30 phút

Kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu? Khi nào thoa lại? 3

Chia sẻ: Kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu?
Các chuyên gia luôn khuyến cáo nên thoa lại kem chống nắng sau một khoảng thời gian nhất định. Vậy kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu? Khi nào cần thoa lại kem chống nắng? Hiệu quả của kem chống nắng thường chỉ tốt nhất trong một khoảng thời gian ngắn, do vậy, việc bôi lại kem chống nắng là điều cần thiết nhằm duy trì tác dụng của sản phẩm.

Chia sẻ về việc kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu, bác sĩ da liễu cho biết, thời gian phát huy hiệu quả của kem chống nắng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chỉ số chống nắng, hoạt động ngoài trời hay trong nhà,… Vào thời gian đầu khi mới thoa kem chống nắng, sản phẩm có khả năng bảo vệ da tốt nhất. Nếu sử dụng kem chống nắng vật lý, bạn có thể ra nắng ngay còn với kem chống nắng hóa học, bạn nên đợi khoảng 30 phút để sản phẩm hoạt động tốt nhất trên da.

Tuy nhiên, chuyên gia da liễu vẫn khuyến cáo với bất kỳ loại kem chống nắng nào bạn cũng nên thoa trước khi ra ngoài từ 15 – 30 phút để da được bảo vệ toàn diện hơn. Ngoài ra, kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu còn phụ thuộc vào điều kiện hoạt động của bạn.

Nếu bạn đi bơi, tắm biển, đổ nhiều mồ hôi do hoạt động ngoài trời nhiều,… nên thoa lại kem chống nắng mỗi 2 tiếng/lần. Với những hoạt động tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhiều và lâu như chơi thể thao, làm việc,… kem chống nắng sẽ có hiệu quả tốt nhất trong 1 – 2 giờ. Do đó, sau thời gian này bạn nên thoa lại lớp kem chống nắng mới để da tiếp tục được bảo vệ.

Kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu? Khi nào thoa lại? 4

Ít đổ mồ hôi, làm việc trong nhà,… thì kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu? Nếu ít vận động ngoài trời, bạn có thể dựa vào chỉ số SPF của kem chống nắng để biết sản phẩm có tác dụng trong bao lâu.

  • Kem chống nắng SPF30: 3.5 giờ;
  • Kem chống nắng SPF45: 4.5 giờ;
  • Kem chống nắng SPF50: 8.3 giờ.

Hy vọng bài viết trên của Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa đã giúp bạn giải đáp thắc mắc kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu. Khi sử dụng kem chống nắng, bạn nên chọn loại có thành phần, kết cấu, hoạt chất,… phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của làn da.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *