5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám da. Trong bài viết này , Cộng Đồng Làm Đẹp Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc về câu hỏi ” nám da là gì ? ” và ” nguyên nhân hình thành nám da ” , các bạn hãy cùng tìm hiểu với mình trong bài viết này nhé .
Nám da là gì ?
Nám da là tình trạng sắc tố Melanin nằm sâu trong da tăng sinh bất thường, làm xuất hiện những mảng, đốm nâu trên da. Tình trạng này có thể gặp ở cả nam lẫn nữ, nhưng số lượng xuất hiện ở nữ giới sau tuổi 30 cao hơn rất nhiều.
Nám da thường xuất hiện ở những vùng sau:
- Trán.
- 2 bên má.
- Mũi và quanh môi.
- Một số trường hợp khác: cổ, cánh tay,…
Nám da có những biểu hiện khác nhau tùy theo kích thước, màu sắc, độ nông, sâu. Theo phân loại lâm sàng, nám da được chia thành 3 loại, gồm:
- Nám mảng .
- Nám sâu .
- Nám hỗn hợp.
Nám mảng
Đây là loại nám chân nông, thường xuất hiện ngay trên lớp biểu bì với màu sắc khá nhạt thành từng mảng lớn. Chân nông dễ điều trị, không cần tác động xâm lấn quá sâu
Nám đốm chân sâu
Nám theo từng đốm kích thước không đồng nhất và có màu đậm là nám chân sâu, khi soi da có thể thấy chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì của da. Khi này liệu pháp điều trị sẽ cần đi sâu hơn vào da để có thể giải quyết được tận chân nám.
Nám hỗn hợp
Đây là tình trạng da có cả nám mảng và nám đốm, sẽ khó điều trị hơn bởi mỗi chân nám cần xử lý khác nhau.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp các đốm sắc tố nhỏ li ti khó quan sát, khó phân biệt có phải nám da hay không. Để biết chính xác tình trạng da có bị nám không và thuộc loại nám nào, cần tới khám da liễu để được soi da.
Nguyên nhân hình thành nám .
Nguyên nhân gây tăng sinh Melanin dẫn đến nám da có thể do:
1.Lý do bị nám do di truyền
Di truyền là một trong những nguyên nhân hình thành nám phổ biến. Nếu trong gia đình có người thân như ông bà/ bố mẹ bị nám, thì khả năng con bị nám rất cao.
Đây cũng là loại nám khó trị nhất, cứng đầu và dễ quay trở lại.
2.Nám do tác động môi trường
Ánh nắng mặt trời, khói bụi ô nhiễm là yếu tố tác động tiêu cực đến da, quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, dễ nám sạm.
Melanin bản chất là chất hấp thụ ánh sáng, nằm sâu dưới da có vai trò chống nắng và bảo vệ da.
Nhưng để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá nhiều sẽ dẫn đến tăng sinh Melanin quá mức như một cơ chế tự bảo vệ của da. Từ đó tích tụ lại và hình thành nên các đốm nám.
Nếu không bôi kem chống nắng và che chắn cẩn thận, nám sẽ ngày càng nhiều và đậm màu.
3.Nám do thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến nám da.
Do đó, tình trạng nám da thường gặp ở phụ nữ khi tiền mãn kinh, hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều, người đang mang thai, sau sinh, người căng thẳng áp lực thường xuyên…
Nội tiết tố Estrogen tăng giảm bất thường, các hắc sắc tố tăng cao, dẫn đến nám tàn nhang ngày một nhiều.
Thông thường nám do rối loạn nội tiết sẽ dễ chữa hơn, chỉ cần cơ thể ổn định nội tiết tố thì sau khi điều trị nám ít quay trở lại.
4.Nguyên nhân của nám do mỹ phẩm
Ngoài ra, tình trạng rối loạn sắc tố da còn có thể do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, những sản phẩm làm trắng nhanh chóng, bào mòn da.
5. Các nguyên nhân da bị nám khác
Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân hình thành nám như:
– Nám do bị các bệnh về tuyến giáp, cường giáp.
– Nám do sử dụng thuốc khiến nội tiết tố không ổn định, thuốc khiến da nhạy cảm với ánh sáng hơn.
– Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất kích thích, uống rượu bia…
– Nám do ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử tấn công da.
Nắm được các nguyên nhân hình thành nám giúp chúng ta có cách bảo vệ da phù hợp hơn, ngăn chặn hình thành nám. Đồng thời khi bị nám sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định vấn đề, có được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Nám và tàn nhang có những điểm chung nào?
Bạn phải phân biệt rõ nám và tàn nhang là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau tuy nhiên chúng có một số điểm chung.
Nám thường là những vùng da sạm có kích thước lớn và thường tập trung ở vùng gò má.
Tàn nhang là những đốm tròn màu vàng, nâu, đen, xám,… phân bố rải rác trên khuôn mặt thậm trí ở trên cơ thể.
Cả nám và tàn nhang đều gây khó chịu cho người mắc phải và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
Cả nám và tàn nhang đều có khả năng lan rộng theo thời gian nếu không được khắc phục kịp thời.
3. Vì sao nữ giới bị nám da nhiều hơn nam giới ?
Nguyên nhân gây nám da ở nữ nhiều hơn nam là bởi:
- Nữ giới bị rối loạn nội tiết, thay đổi nội tiết nhiều hơn nam do dùng các loại thuốc tránh thai
- Da của nữ giới mỏng hơn 7 lần so với nam giới nên chịu tác động từ tia UV, ánh sáng mặt trời nhiều hơn, hắc tố melanin sản sinh quá mức.
- Nữ giới dùng nhiều mỹ phẩm hơn, da bị bào mòn qua thời gian nhiều.
- Nữ giới bị hao hụt collagen sớm hơn và nhiều hơn, nhất là từ 25 tuổi trở đi, các vấn đề về lão hóa cũng diễn ra mạnh mẽ.
- Nữ giới thường bị yếu tố tâm lý chi phối khiến da lão hóa, diện mạo bị ảnh hưởng.
Phòng ngừa tình trạng nám da
Nám da có thể tái phát sau điều trị, nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Do đó, phòng ngừa nám da vẫn là biện pháp hữu hiệu giúp hạn chế gặp phải tình trạng này.
Một số cách phòng ngừa nám da có thể kể đến như:
-
- Ánh sáng mặt trời là nguyên nhân chính gây nám da. Do đó, cần thoa kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30, từ 15 – 30 phút trước khi đi ra ngoài.
- Che chắn làn da: đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, mắt kính râm,…
- Ăn uống lành mạnh: đảm bảo cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng sẽ giúp làn da khỏe mạnh, đẩy lùi dấu hiệu lão hóa, giảm nguy cơ hình thành nám.
- Chế độ sinh hoạt hợp lý: tăng cường luyện tập thể dục thể thao, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng,…
- Sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng: lưu ý lựa chọn mỹ phẩm an toàn, xuất xứ rõ ràng, không chứa thành phần kích ứng da.
Nám da nên ăn uống như thế nào?
Chế độ ăn uống có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện tình trạng nám da. Dưới đây là một số gợi ý về các loại thực phẩm và dinh dưỡng nên có trong chế độ ăn uống của bạn để hỗ trợ sức khỏe làn da:
1. Thực phẩm giàu vitamin C
- Công dụng: Vitamin C giúp làm sáng da, giảm sự sản xuất melanin và thúc đẩy sản xuất collagen.
- Nguồn thực phẩm: Cam, chanh, kiwi, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh.
2. Thực phẩm chứa vitamin E
- Công dụng: Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
- Nguồn thực phẩm: Hạnh nhân, hạt hướng dương, bơ, dầu ô liu, rau lá xanh.
3. Thực phẩm giàu beta-carotene
- Công dụng: Beta-carotene giúp cải thiện màu sắc da và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
- Nguồn thực phẩm: Cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cải bó xôi, xoài.
4. Thực phẩm giàu omega-3
- Công dụng: Omega-3 có tác dụng chống viêm và giúp duy trì độ ẩm cho da.
- Nguồn thực phẩm: Cá hồi, cá thu, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó.
5. Trái cây và rau quả tươi
- Công dụng: Chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và nuôi dưỡng da.
- Nguồn thực phẩm: Nho, dưa hấu, táo, bông cải xanh, rau chân vịt.
6. Thực phẩm giàu kẽm
- Công dụng: Kẽm giúp làm lành vết thương và hỗ trợ sức khỏe da.
- Nguồn thực phẩm: Thịt đỏ, hải sản (nhất là hàu), đậu, hạt điều.
7. Uống đủ nước
- Công dụng: Cung cấp đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho da và làm cho làn da trông khỏe mạnh hơn.
- Gợi ý: Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, có thể thêm trà xanh hoặc nước trái cây tự nhiên.
8. Tránh thực phẩm có đường và chất béo bão hòa
- Công dụng: Thực phẩm này có thể gây ra viêm và làm tình trạng da xấu đi.
- Gợi ý: Hạn chế ăn bánh kẹo, đồ chiên, thức ăn nhanh.
9. Hạn chế rượu và caffeine
- Công dụng: Cả hai đều có thể làm mất nước cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe làn da.
- Gợi ý: Nếu có thể, hạn chế hoặc tiêu thụ một cách điều độ.
Việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh không chỉ có lợi cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp cải thiện tình trạng nám da và mang lại làn da khỏe mạnh hơn.Nám da là một tình trạng phổ biến, nhưng không phải là điều không thể khắc phục. Việc hiểu rõ về nám da, nguyên nhân hình thành và các yếu tố tác động sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ và chăm sóc làn da của mình.