2 Cách phân biệt Sẹo Lồi và Sẹo Lõm mà không phải ai cũng biết

Tham khảo ngay dấu hiệu để biết cách phân biệt sẹo lồi và sẹo lõm và phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong bài viết sau đây nhé.Để chọn đúng phương pháp điều trị sẹo hiệu quả, trước tiên cần xác định được loại sẹo bạn đang bị

1.Sẹo là gì?

Sẹo là một khu vực của các mô bị xơ hóa thay thế da bình thường sau một chấn thương. Sẹo là kết quả của quá trình sinh học sửa chữa vết thươngtrên da, cũng như trong các cơ quanmô khác của cơ thể. Do đó, sẹo là một phần tự nhiên của quá trình chữa bệnh. Ngoại trừ các tổn thương rất nhỏ, mọi vết thương (ví dụ, sau tai nạn, bệnh hoặc phẫu thuật) đều dẫn đến một mức độ sẹo nhất định. Một ngoại lệ cho điều này là động vật với sự tái sinh hoàn toàn, tái tạo mô mà không hình thành sẹo.

các loại seọ 2 Sẹo Lồi và Sẹo Lõm là gì?và cách phân biệt Sẹo Lồi và Sẹo Lõm

1.2 Sẹo Lồi là gì?và cách phân biệt Sẹo Lồi như thế nào?

Sẹo lồi chiếm phần lớn trong các loại sẹo thường thấy. Đó là hậu quả mất cân bằng của quá trình tổng hợp và phân hủy collagen diễn ra trong quá trình hồi phục sau vết thương. Các mô sẹo phát triển quá mức dư thừa, tăng sinh, phì đại, nổi gồ lên bề mặt da. Theo thời gian, vết sẹo sẽ lan rộng ra khỏi giới hạn của vết thương, màu hồng hoặc đỏ, nếu là vết thương lâu năm có thể có màu tím sẫm. 

 Cách phân biệt: Sẹo lồi là nốt mô xơ đặc, trơn, bóng thường gặp ở những vị trí có chấn thương da trước đó như bỏng, phẫu thuật… hoặc xuất hiện tự nhiên trên da thường. Sau vài tuần hoặc vài tháng, những nốt này có thể trở nên đau, ngứa và to lên. Các vị trí thường bị sẹo lồi là ngực, lưng, vai, dưới hàm, tai.

Sẹo lồi tuy không ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân mất tự tin trong sinh hoạt hằng ngày. Sẹo hầu như không gây khó chịu, nhưng nếu gãi hoặc có ma sát vào vết sẹo thường xuyên sẽ khiến vùng sẹo bị viêm, gây ra cảm giác ngứa và đau rát liên tục.

Trong quá trình hồi phục vết thương, sự tăng sinh quá nhiều nguyên bào sợi và collagen đã khiến sẹo lồi hình thành, ban đầu là một khối đỏ hồng, bề mặt nhẵn bóng. Thời gian sau đó, khối sẹo sẽ phát triển quá thừa nhưng lành tính, lan rộng ra xa khỏi vị trí của vết thương ban đầu, hình dạng không đều, sậm màu và cứng hơn so với vùng da lành xung quanh. 

Tỷ lệ có cơ địa sẹo lồi xuất hiện cao ở người da màu, chiếm 15-20%, gấp 15 lần so với người da trắng.

2.2 Sẹo Lõm là gì? Và cách phân biệt Sẹo Lõm như thế nào ?

Sẹo lõm là những tổn thương trên da không đều nhau và trông giống như những vết lõm nhỏ. Sẹo lõm có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Có rất nhiều yếu tố có thể góp phần vào việc sẹo lõm xuất hiện như tuổi tác, chủng tộc, cơ địa, yếu tố bên ngoài…

Cách phân biệt:Sẹo lõm thường gặp ở vùng mặt do viêm mụn trứng cá, chấn thương, các thủ thuật da vùng mặt hay thủy đậu và Herpes simplex. Có ba loại sẹo lõm, gồm sẹo đáy nhọn, sẹo đáy vuông, sẹo đáy tròn.

Dựa vào hình dạng có thể gặp các kiểu sẹo lõm như sau:

  • Sẹo lõm đáy nhọn: Sẹo lõm đáy nhọn có đường kính nhỏ và ăn sâu vào da, bề mặt sẹo thường rộng hơn đáy (giống hình chữ V).
  • Sẹo lõm bị xơ hóa: Bề mặt sẹo lõm dốc, tạo ra hình dạng lượn sóng.
  • Sẹo lõm đáy vuông: Gồm những vết sẹo tròn hoặc bầu dục trông giống như hình chữ U.

Khi da xuất hiện những vết thương như mụn trứng cá hoặc nhiễm trùng, cơ thể sẽ tiến hành làm lành tự nhiên và nhanh chóng để ngăn ngừa mất máu, nhiễm khuẩn. Da bị lõm vào trong khi quá trình đáp ứng tạo collagen ở vùng da thương tổn thương không đủ và kết quả là vết sẹo lõm xuất hiện.

3 Nguyên nhân xuất hiện sẹo lồi và sẹo lõm

Nguyên nhân điển hình làm sẹo lồi xuất hiện là do các yếu tố di truyền, cơ địa, nguồn dinh dưỡng không đảm bảo, nhiễm trùng, vết bỏng, vết phẫu thuật, vết mụn lớn…

  • Do cơ địa: Người có da nhạy cảm với tính chất của sẹo nên sau vết thương, việc liền miệng thường đi kèm với tạo sẹo ngay. Do đó, việc ngăn chặn và điều trị sẹo diễn ra khá khó khăn. Thậm chí chỉ cần nặn mụn không đúng cách cũng dễ dàng để lại sẹo lồi trên da.
  • Do thực phẩm thường ngày: Ăn uống không đúng cách trong quá trình vết thương đang phục hồi cũng có thể gây sẹo lồi. Những thực phẩm như trứng, sữa, nếp, tôm… thường sẽ làm sẹo hình thành và phát triển lớn hơn.

Trong khi đó sẹo lõm thường xuất hiện vì 2 nguyên nhân sau:

  • Thường xuyên nặn mụn trứng cá: Đây là con đường trực tiếp để vi khuẩn đi vào các lớp trung bì, hạ bì của da. Các vi khuẩn sẽ khiến da bị tổn thương và để lại sẹo. 
  • Bệnh thủy đậu: Các vết mụn nước gây ra tình trạng ngứa liên tục. Khi chúng ta chạm vào chúng, các bóng nước sẽ bị rách và gây tràn nước. Ngoài ra, khi chăm sóc da không hợp vệ sinh trong giai đoạn này cũng sẽ để lại sẹo lõm.

Một số nguyên nhân gây ra sẹo lõm ít thấy hơn là viêm nang lông, chấn thương… Do đó, bạn nên vệ sinh sạch sẽ da thường xuyên để ngăn chặn sẹo xuất hiện.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về 2 Cách phân biệt Sẹo Lồi và Sẹo Lõm mà không phải ai cũng biết . Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *