1 số loại tăng sắc tố lành tính

 

Có rất nhiều loại tăng sắc tố lành tính ở vùng mặt. Mặc dù các tổn thương bệnh lý này là hoàn toàn lành tính, không nguy hại đến tính mạng, nhưng sự có mặt của chúng lại làm ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Tuy vậy, hầu hết những bệnh lý này lại đều có thể điều trị được với kết quả rất tốt, thậm trí là khỏi hoàn toàn mà không để lại bất kỳ tai biến, biến chứng nào.

Bớt xanh (Nevus of Ota).

Là bệnh tăng sắc tố da bẩm sinh, lành tính của vùng mặt. Thường có màu nâu, nâu-đen hoặc xanh-đen, không nổi cao hơn bề mặt da lành, không có tăng sinh lông kèm theo; có thể gặp ở một bên hoặc cả hai bên mặt, có liên quan đến sự phân bố các nhánh của dây thần kinh mặt số V. Bệnh chiếm tỷ lệ 0,2-0,6% và nữ giới có tỷ lệ bệnh cao hơn nam giới. Căn cứ vào sự phân bố của các sắc tố bào (melanocyte), các đại thực bào ăn sắc tố (Melanophage), mật độ các túi chứa chất sắc tố (melanosome)…, có thể chia bệnh thành 5 mức độ tổn thương khác nhau (theo độ sâu phân bố trong các tầng cấu trúc của da). Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng bằng các loại laser Q.switched như: YAG-Q.switched 1064nm hoặc Q.switched Alexandrite 750nm….
bớt xanh
Nám đốm (Hori nevus).
Là bệnh tăng sắc tố da mắc phải của vùng mặt; thường xuất hiện ở cả hai bên gò má, thái dương, sống mũi và cánh mũi hai bên; có màu nâu, thành từng đốm riêng biệt. Nguyên nhân bị bệnh chưa rõ ràng, có thể do một số tình trạng rối loạn nội tiết, do tác động của ánh nắng, môi trường hoặc do dùng thuốc… Bệnh có tổn thương về mặt cấu trúc mô bệnh học giống như của bệnh nevus of Ota. Bệnh cũng có thể điều trị khỏi bằng các loại laser Q.switched (như trên) kết hợp với các thuốc ức chế tổng hợp melanin tại chỗ nhóm hydroquinone…; tuy nhiên việc điều trị dự phòng tái phát hiện còn gặp nhiều khó khăn do còn thiếu sự hiểu biết đầy đủ về căn nguyên, bệnh sinh của bệnh.

Nám đốm

 

Nám mảng (Melasma).
Còn được gọi dưới các tên khác nhau như: nám má, mặt nạ thai nghén (mask of pregnancy)… Tổn thương là những mảng màu nâu, ranh giới không đều, có thể ở 2 bên má, sống mũi, trán, môi trên và cằm. Bệnh có liên quan đến tăng hormone sinh dục nữ như estrogen, progesterone; MSH của tuyến giáp (Melanocyte Stimulating Hormon). Ngoài ra tình trạng tăng sắc tố này còn có thể do sự tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời, một số thuốc, hoá chất và đặc biệt là yếu tố thần kinh… Sự kết hợp giữa thuốc ức chế tổng hợp melanin tại chỗ, trị liệu IPL+RF hoặc laser YAG-Q.switched kết hợp hai bước sóng 532 và 1064nm; Fractional laser… có khả năng cải thiện bệnh tốt.

 

Nám mảng

 

 

Bớt nâu (Cafe au laite).
Là một bệnh tăng sắc tố da bẩm sinh của vùng mặt. Bệnh thường xuất hiện ở má, thái dương, không liên quan đến sự phân bố của thần kinh mặt số V. Thường có màu nâu, thuần nhất hoặc không thuần nhất; căn nguyên chưa rõ ràng, không có yếu tố di truyền. Hiệu quả của các phương pháp điều trị cho đến nay vẫn còn hạn chế do bệnh hay tái phát. Tuy nhiên một số trường hợp có khả năng cải thiện màu sắc tổn thương bằng các loại laser Q.switched như laser YAG-Q.switched kết hợp hai bước sóng 1064nm và 532nm hoặc Fractional Er :YAG laser.

bớt nâu

 

 

 

Đồi mồi (Solar lentigo).
Là các mảng tăng sắc tố, có thể xuất hiện ở mặt, tay, cổ hoặc cẳng chân. Tổn thương là các mảng màu nâu xẫm, thuần nhất, thường nổi cao hơn bề mặt da lành, có ranh giới rõ ràng, có xu hướng lan rộng theo thời gian và sừng hóa mạnh. Nguyên nhân có thể do sự lão hóa của da, do sự tác động của ánh sáng mặt trời…Có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không để lại bất kỳ di chứng nào bằng các loại laser như: laser CO2; laser YAG-Q.switched bước sóng 532nm.

 

Đồi mồi

 

 

Tàn nhang (Freckle).

Là các điểm, các đốm hình đa giác không đều, tăng tập trung sắc tố trên bề mặt da, không có kèm theo tăng sinh các tế bào sắc tố. Bệnh hay gặp ở người da trắng, căn nguyên bệnh sinh cũng chưa hoàn toàn được hiểu rõ. Tàn nhang thường xuất hiện nhiều nhất ở giai đoạn tuổi từ 10-30 tuổi, các tổn thương tàn nhang thường không phát triển, không có xu hướng sừng hóa. Tuy nhiên, bệnh có thể liên tục phát triển với các tổn thương mới; chủ yếu hay gặp tàn nhang ở mặt, cổ, cánh tay. Có thể điều trị hết tổn thương, da hoàn toàn trở lại bình thường, không để lại di chứng bằng laser dàu 1064 cả CO2.
tàn nhang
Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp ích được cho các bạn.Các bạn cần giải đáp thắc mắc gì hãy liên hệ tới Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa để được đội ngũ chuyên viên tư vấn và hỗ trợ các bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *